Bài 1 trang 27 SGK Toán 4 Kết nối tri thức tập 1
Tìm các góc nhọn, góc tù, góc bẹt trong các góc sau:
Lời giải
Trong các góc đã cho
+ Các góc nhọn là:
- Góc nhọn đỉnh I; cạnh IH, IE
- Góc nhọn đỉnh I; cạnh IP, IR
+ Các góc tù là:
- Góc tù đỉnh O; cạnh OC, OD
- Góc tù đỉnh I; cạnh IK, IL
+ Các góc bẹt là:
- Góc bẹt đỉnh V, cạnh VU, VX.
+ Góc vuông là:
- Góc vuông đỉnh O; cạnh AO, OB
Bài 2 trang 28 SGK Toán 4 Kết nối tri thức tập 1
Con nhện bò theo một trong hai đường đi màu đỏ hoặc màu xanh để về tổ (như hình vẽ).
a) Tìm đường đi cho nhện, biết rằng đường đi này có ít nhất một góc tù.
b) Dùng thước đo góc để xác định số đo của góc đỉnh O; cạnh OM, ON.
Lời giải:
a) Quan sát hình ta thấy, đường màu xanh có 2 góc tù. Vậy con nhện bò theo đường màu xanh để về tổ.
b) Góc đỉnh O; cạnh ON, cạnh OM bằng 120o.
Bài 3 trang 28 SGK Toán 4 Kết nối tri thức tập 1
a) Quan sát các mặt đồng hồ dưới đây rồi cho biết lúc mấy giờ thì kim giờ và kim phút tạo thành góc nhọn, góc tù, góc bẹt, góc vuông.
b) Em hãy tìm một thời điểm khác mà khi đó kim giờ và kim phút của đồng hồ tạo thành góc vuông.
Lời giải:
a)
Lúc 2 giờ thì kim kim giờ và kim phút tạo thành góc nhọn;
Lúc 4 giờ thì kim giờ và kim phút tạo thành góc tù;
Lúc 6 giờ thì kim giờ và kim phút tạo thành góc bẹt;
Lúc 9 giờ thì kim giờ và kim phút tạo thành góc vuông.
b) Ví dụ:
- Lúc 3 giờ thì kim giờ và kim phút tạo thành góc vuông.
- Lúc 6 giờ 15 phút thì kim giờ và kim phút tạo thành góc vuông.
Bài 4 trang 28 SGK Toán 4 Kết nối tri thức tập 1
Có một bánh xe bằng gỗ đã hỏng (như hình vẽ). Con mọt gỗ đang gặm một trong hai cái nan xe màu đỏ. Biết nan xe đó và một nan xe màu xanh tạo thành một góc tù. Tìm nan xe mà con mọt gỗ đang gặm.
Lời giải:
Ta thấy, nan màu xanh và nan B màu đỏ tạo thành một góc tù.
Vậy nan xe mà con mọt gỗ đang gặm là nan B.
Giaibaitap.me
1. Mỗi chiếc quạt xoè ra tạo thành một góc. Bạn Nga đếm số góc nhọn, góc vuông, góc tù và góc bẹt rồi tạo một biểu đồ như hình vẽ. Nhưng bạn ấy bị nhằm một cột, hỏi cột đó là cột nào?
3. Chọn câu trả lời đúng. Bạn Rô-bốt vẽ góc đỉnh O; cạnh OM, ON có số đo 60° và góc đỉnh O; cạnh ON, OP có số đo 90° để tạo thành góc đỉnh O; cạnh OM, OP. Hỏi hình nào sau đây là hình Rô-bốt đã vẽ?
2. Trong các hình ảnh dưới đây, em thấy hình nào có góc có số đo bằng 90 độ. Dùng thước đo góc để đo các góc đỉnh G: a) Cạnh GA, GN. b) Cạnh GA, GE. c) Cạnh GN, GM.
3. Đọc đoạn báo cáo dưới đây và trả lời câu hỏi. a) Năm 1900, ước tính có bao nhiêu con tê giác sống ngoài tự nhiên? b) Ngày nay, ước tính có bao nhiêu con tê giác sống ngoài tự nhiên?