Câu 1: Đọc đoạn trích và trả lời các câu hỏi (SGK, tr.79)
a. Nếu căn cứ vào lời đáp của A Phủ đối với câu hỏi của thống lí Pá Tra thì:
- Lời đáp thiếu thông tin về số lượng bò bị mất.
- Lời đáp thừa thông tin về hành động “lấy súng đi bắn con hổ”.
- Cách trả lời của A Phủ có hàm ý công nhận bò bị mất, bị hổ ăn thịt, công nhận mình có lỗi, nhưng A Phủ khôn khéo lồng vào đó ý định lấy công chuộc tội, hơn thế nữa con hé mở hi vọng con hổ lớn có giá trị nhiều hơn so với con bò bị mất (con hổ này to lắm).
b.
- Hàm ý là những nội dung, ý nghĩ mà người nói không nói ra trực tiếp bằng từ ngữ, tuy vẫn có ý định truyền báo đến người nghe, còn người nghe phải dựa vào nghĩa tường minh của câu và tình huống giao tiếp để suy ra thì mới hiểu đúng, hiểu hết ý của người nói.
- Câu trả lời của A Phủ vi phạm phương châm về lượng khi giao tiếp: A Phủ đã đưa thêm những thông tin không được người hỏi yêu cầu. Chính sự vi phạm này đã làm xuất hiện hàm ý (xin tha tội và cho được lập công chuộc tội).
Câu 2: Đọc đoạn trích và trả lời các câu hỏi (SGK, tr.80)
a.
- Câu nói của Bá Kiến: "Tôi không phải là cái kho" có hàm ý muốn nói với Chí Phèo rằng: Tôi không có tiền cho anh và cũng không thể cho anh tiền mãi được.
- Cách nói ấy vi phạm phương châm cách thức (không nói rõ ràng, rành mạch). Nếu nói thẳng thì là: Tôi không có tiền để cho anh luôn như mọi khi.
b. Trong lượt lời thứ nhất của Bá Kiến có câu với hình thức hỏi: "Chí Phèo đấy hở?". Câu này không nhằm mục đích hỏi, không yêu cầu trả lời, vì Chí Phèo đã đứng ngay trước mặt Bá Kiến. Thực chất Bá Kiến dùng câu hỏi để thực hiện hành vi hô gọi, hướng lời nói của mình về đối tượng, báo hiệu cho đối tượng biết lời nói đang hướng về đối tượng (Chí Phèo) hay là một hành động chào kiểu trịch thượng của kẻ trên đối với người dưới. Thực hiện hành vi ngôn ngữ theo kiểu giao tiếp như vậy cũng có hàm ý.
- Trong lượt lời thứ hai của Bá Kiến, câu mang hình thức câu hỏi là: "Rồi làm ăn chứ cứ báo người ta mãi à?". Thực chất câu nói này không nhằm mục đích hỏi mà nhằm mục đích thúc giục, ra lệnh: Tự làm lấy mà ăn chứ không thể luôn đến xin tiền. Đó cũng là câu nói thực hiện hành vi ngôn ngữ theo lối gián tiếp, có hàm ý.
c.
- Ở lượt lời thứ nhất và thứ hai của mình. Chí Phèo không nói hết ý, chi bác bỏ hàm ý trong câu nói của Bá Kiến: "Tao không đến đây xin năm hào", "Tao đã bảo tao không đòi tiền". Vậy đến đây để làm gì? Điều đó là hàm ý. Hàm ý này được tường minh hóa, nói rõ ở lượt lời cuôì cùng: "Tao muốn làm người lương thiện". Cách nói vừa để thăm dò thái độ của Bá Kiến vừa tạo ra kịch tính cho cuộc thoại.
- Cách nói ở hai lượt nói đầu của Chí Phèo không đảm bảo phương châm về lượng và cả phương châm về cách thức.
+ Lượt lời thứ nhất của Chí không đáp lại câu hỏi của bé Kiến -> không đảm bảo phương châm về lượng. Đồng thời cũng không rõ ràng: không đến xin năm hào thì đến làm gì?
+ Lượt lời thứ hai, Chí Phèo không đáp lại yêu cầu “cầm lấy (năm hào) vậy” của bá Kiến và lại không nói rõ mình cần gì -> tiếp tục vi phạm phương châm về lượng và phương châm về cách thức.
Câu 3: Đọc truyện cười và trả lời các câu hỏi (SGK, tr.80)
a. Lượt lời thứ nhất bà đồ nói: "Ông lấy giấy khổ to mà viết có hơn không?". Câu nói có hình thức hỏi nhưng không nhằm mục đích để hỏi mà nhằm gợi ý một cách lựa chọn cho ông đồ.
Qua lượt lời lần thứ hai của bà đồ chứng tỏ trong lượt lời thứ nhất của bà có hàm ý: khuyên ông nên sử dụng giấy cho có ích lợi, cho rằng ông đồ viết văn kém, ông dùng giấy để viết văn chỉ thêm lãng phí, hay bỏ phí giấy, vứt giấy đi một cách lãng phí.
b. Bà đồ chọn cách nói có hàm ý vì lí do tế nhị, lịch sự đối với chồng, vì bà nể trọng ông đồ, muốn giữ thể diện cho ông và cũng để hàm ý trêu chọc ông.
Câu 4: Để có một câu có hàm ý, người ta thường dùng các nói chú ý vi phạm một (hoặc một số) phương châm hội thoại nào đó, sử dụng cách hành động nói gián tiếp; chú ý vi phạm phương châm về lượng (nói thừa hoặc thiếu thông tin) mà đề tài yêu cầu: chú ý vi phạm phương châm quan hệ, di chệch đề tài cuộc giao tiếp: chú ý vi phạm phản cách thức, nói mập mờ, vòng vo, không rõ ràng, rành mạch.
Chọn câu D.
Giaibaitap.me