Trang chủ
Loigiaihay.com 2024

Đã cập nhật bản mới với lời giải dễ hiểu và giải thêm nhiều sách

Xem chi tiết
Bình chọn:
5 trên 3 phiếu

Soạn văn 12

Soạn văn lớp 12 tập 1 bài Kiểm tra tổng hợp cuối học kì I. Đề 1: Giới thiệu hoàn cảnh sáng tác bài Tuyên ngôn độc lập của chủ tịch Hồ Chí Minh.

Phần trắc nghiệm:

1- C, 2- D, 3- D, 4- D, 5- B, 6- B, 7-B , 8- B, 9- D, 10- B, 11- D, 12- C

Phần tự luận:

Đề 1:

1. Giới thiệu hoàn cảnh sáng tác bài Tuyên ngôn độc lập của chủ tịch Hồ Chí Minh.

- Ngày 19/8/1945, chính quyền ở Hà Nội đã về tay nhân dân. 

- Ngày 26/8/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh từ chiến khu Cách mạng Việt Bắc về tới Hà Nội. Người soạn thảo bản Tuyên ngôn độc lập tại căn nhà số 48 phố Hàng Ngang. 

- Ngày 02/09/1945 tại quảng trường Ba Đình, Hà Nội, trước hàng chục vạn đồng bào, Người thay mặt Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa đọc bản Tuyên ngôn độc lập.

- Lúc này cũng là thời điểm bọn đế quốc, thực dân nấp sau quân Đồng minh vào tước khí giới quân đội Nhật, đang âm mưu chiếm lại nước ta. Thực dân Pháp tuyên bố Đông Dương là thuộc địa của Pháp bị Nhật xâm chiếm, nay Nhật đầu hàng nên Đông Dương phải thuộc quyền của Pháp.

2. Phân tích nghệ thuật lập luận trong tác phẩm Tuyển ngôn độc lập của Hồ Chí Minh.

* Cấu trúc bản Tuyên ngôn với các vấn đề lớn là:

- Cơ sở pháp lí của bản Tuyên ngôn: quyền bình đẳng, quyền sống, quyền tự do của con người, của dân tộc.

- Cơ sở thực tiễn: là bản án chung thẩm kết tội chủ nghĩa thực dân Pháp; khẳng định vai trò chính trị của nhân dân Việt Nam và mặt trận Việt Minh.

- Cuối cùng là lời tuyên bố độc lập: khẳng định nền độc lập tự do của dân tộc Việt Nam, quyết tâm giữ vững nền độc lập tự do ấy.

a. Lập luận chứng minh cho cơ sở pháp lý của bản Tuyên ngôn:

- Hồ Chí Minh đã đưa ra những cơ sở pháp lý cho bản Tuyên ngôn của nước Việt Nam:

+ Lời văn trong Tuyên ngôn độc lập của nước Mỹ: "Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng..."

+ Lời văn trong Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của cách mạng Pháp: "Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi và phải luôn luôn được tự do và bình đẳng về quyền lợi"

- Hai lời trích dẫn nhấn mạnh vấn đề nhân quyền, vấn đề quyền cá nhân - đó là những chân lý lớn của nhân loại, không ai có thể bác bỏ được. 

=> Đây là lời tuyên ngôn của chính hai nước lớn cho nên lời trích có hiệu quả cao: chặn đứng âm mưu tái chiếm nước ta của đối phương bằng cách dùng "gậy ông đập lưng ông", bọn thực dân và đế quốc không thể vi phạm, không thể phản bội lời thề của tổ tiên họ,

=> Đồng thời cũng khẳng định tư thế đầy tự hào của dân tộc khi đặt ba cuộc cách mạng, ba bản Tuyên ngôn ngang hàng nhau.

- Từ việc trích tuyên ngôn của nước Mĩ, Bác đã dùng phương pháp suy luận trực tiếp "suy rộng ra" để khẳng định dân tộc Việt Nam có quyền hưởng tự do, bình đẳng như tất cả mọi dân tộc khác. Sau lời khẳng định đó, Người trích dẫn thêm bản tuyên ngôn của Pháp để nhấn mạnh, khẳng định dân tộc Việt Nam có đủ tư cách hưởng độc lập, tự do, bình đẳng. Từ những luận cứ như thế sẽ dẫn đến kết luận tất yếu: "Đó là những lẽ phải không ai chối cãi được".

=> Đoạn mở đầu lập luận chặt chẽ, thể hiện tính chất khéo léo, kiên quyết và đầy sáng tạo.

b. Lập luận chứng minh cho cơ sở thực tiễn của bản Tuyên ngôn:

Hồ Chí Minh đã lập luận bác bỏ những luận điệu "khai hóa", "bảo hộ" Việt Nam của bọn thực dân Pháp:

- Để bác bỏ luận điệu Pháp có công khai hóa nước Việt Nam, Bác dùng những dẫn chứng trên hai phương diện: chính trị và kinh tế

+ Pháp rêu rao "khai hóa tự do" cho Việt Nam nhưng "lập ra nhà tù nhiều hơn trường học".

+ Pháp rêu rao "khai hóa bình đẳng" cho Việt Nam nhưng "lập ra ba chế độ khác nhau ở Bắc, Trung, Nam để ngăn cản việc thống nhất nước nhà của ta, để ngăn cản dân tộc ta đoàn kết".

+ Pháp rêu rao "khai hóa bác ái" cho Việt Nam nhưng "chúng thi hành những luật pháp dã man".

- Để bác bỏ luận điệu Pháp có công bảo hộ, Tuyên ngôn dùng sự thật lịch sử để thuyết phục:

"Năm 1940, Nhật đến Đông Dương, thực dân Pháp quỳ gối đầu hàng, mở cửa nước ta rước Nhật".

+ Năm 1945, Nhật hất cẳng Pháp "Bọn thực dân Pháp hoặc là bỏ chạy, hoặc là đầu hàng".

+ Khẳng định "Trong 5 năm Pháp đã bán nước ta hai lần cho Nhật".

- Để bác bỏ luận điệu Pháp ủng hộ Đồng minh, Bác đưa ra sự so sánh bằng sự thật lịch sử:

+ Pháp hai lần bán nước ta cho Nhật.

+ Việt Minh kêu gọi Pháp liên minh chống Nhật thì Pháp lại "thẳng tay khủng bố Việt Minh".

- Những lập luận về lập trường chính nghĩa của nhân dân ta:

+ Nhân dân ta đã đứng về phe Đồng Minh chống Phát xít.

+ Nhân dân ta đã làm nên cuộc cách mạng dân tộc dân chủ: tiên phong chống Nhật, giành lấy đất nước từ tay Nhật, để lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa "Pháp chạy. Nhật hàng. Vua Bảo Đại thoái vị".

+ Quyền độc lập của dân tộc Việt Nam phù hợp với nguyên tắc dân chủ, bình đẳng của Đồng Minh ở hội nghị Tê- hê - răng và Cựu Kim Sơn.

=> Đoạn này, với sự lập luận chặt chẽ, logic theo quan hệ nhân quả, dẫn chứng xác thực và đầy sức thuyết phục để làm nổi bật cở sở thực tiễn của bản Tuyên ngôn.

c. Lời tuyên ngôn:

- Khẳng định "Nước Việt Nam có quyền" và "Sự thật đã trở thành một nước độc lập". Đây là lời khẳng định và là lời tuyên bố công khai.

- Bày tỏ quyết tâm "Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy”, thể hiện quyết tâm, kêu gọi đồng bào cả nước chung sức giữ gìn độc lập, tự do vừa giành được.

=> Lời tuyên ngôn với những lời lẽ thuyết phục dựa trên cơ sở pháp lý và thực tiễn của bản Tuyên ngôn.

ĐỀ 2:

1. Giới thiệu bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng

* Hoàn cảnh sáng tác:

- Tây Tiến là một đơn vị quân đội được thành lập 1947, có nhiệm vụ phối hợp với bộ đội Lào bảo vệ biên giới Việt Lào nhằm đánh tiêu hao lực lượng địch. Địa bàn hoạt động của đoàn quân rất rộng,địa hình hiểm trở, khắc nghiệt.  Phần đông chiến sĩ là thanh niên Hà Hội.

- Quang Dũng từng là đại đội trưởng của đơn vị từ đầu 1947 đến cuối 1948 thì chuyển sang đơn vị khác. Một ngày ở Phù Lưu Chanh nhớ về đồng đội cũ, Quang Dũng sáng tác bài thơ này.

- Bài thơ rút từ tập thơ “Mây đầu ô”(1986).

* Bố cục: 4 đoạn

- Đoạn 1: Những cuộc hành quân gian khổ của đoàn quân Tây Tiến và khung cảnh thiên nhiên miền Tây hoang sơ, dữ dội.

- Đoạn 2: Những kỉ niệm đẹp trong đêm liên hoan và cảnh sông nước miền Tây thơ mộng

- Đoạn 3: Chân dung người lính Tây Tiến

- Đoạn 4: Lời thề gắn bó với Tây Tiến và miền Tây.

Mạch cảm xúc liên kết các đoạn trong bài thơ là sự trôi chảy tự nhiên của nỗi nhớ, kỉ niệm này khơi dậy kỉ niệm khác như một đợt sóng tiêp nối.

* Chủ đề:

Bài thơ thể hiện nỗi nhớ vời vợi, miên man, da diết, về thiên nhiên và đoàn quân Tây Tiến trong chặng đường chiến đấu đầy gian khổ, qua đó bật nổi vẻ đẹp hào hùng và hào hoa của người lính Tây Tiến.

2. Đồng cảm và chia sẻ trong xã hội ta ngày nay

a. Mở bài:

- Giới thiệu vấn đề

- Khẳng định là một đức tính tốt đẹp và là truyền thống của dân tộc ta

b. Thân bài:

* Giải thích

Đồng cảm: có chung một suy nghĩ, cảm xúc tâm trạng, sự thấu hiểu nhau giữa con người với nhau

=> Biết đặt mình vào hoàn cảnh của người khác để hiểu và cảm thông với họ.

Sẻ chia: Cùng người khác san sẻ vui buồn, những trạng thái tình cảm, những khó khăn về vật chất, giúp nhau trong hoạn nạn...

=> đó đều là những việc mang tính nhân văn cao đẹp, cần để học tập.

* Ý nghĩa:

- Khi ta học được cách đồng cảm và chia sẻ tức biết sống vì người khác cũng là lúc mình nhận được niềm vui; ta cảm thấy cuộc đời này thật tuyệt vời. Nếu ai cũng biết "học cách đồng cảm và sẻ chia", trái đất này sẽ thật là "thiên đường".

- Biểu hiện: không phải lúc nào con người cũng gặp những thuận lợi mà cũng có lúc sẽ gặp phải khó khăm thử thách

+ Đồng cảm, sẻ chia phải được thực hiện bằng những việc làm cụ thể: vật chất, tinh thần (Ánh mắt, nụ cười, lời an ủi, chúc mừng, đôi khi chỉ là sự im lặng cảm thông, lắng nghe.)

+ Cộng đồng: ủng hộ đồng bào lũ lụt, người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn

+ Bạn bè: cùng nhau san sẻ, giúp đỡ khi gặp chuyện buồn, khó khăn trong cuộc sống

* Mở rộng:

- Sự đồng cảm, sẻ chia trong dân tộc ta:

+ Qua ca dao, tục ngữ: lá lành đùm lá rách, thương người như thể thương thân, một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ, một miếng khi đói bằng một gói khi no,…

+ Ngày nay: vẫn được phát triển trong mọi tầng lớp nhân dân: ở trường học, cơ quan, chính quyền thông qua các chương trình gây quỹ từ thiện,…

- Phê phán những lối sống, biểu hiện không đúng: bệnh vô cảm, lối sống ích kỉ, sống thiếu trách nhiệm với đồng loại, với cộng đồng ở một số người.

- Suy nghĩ cá nhân

c. Kết bài:

Đưa ra bài học nhận thức và hành động:

- Nhận thức: Đồng cảm, sẻ chia giúp con người thêm sức mạnh để vượt qua những thử thách, những nghịch cảnh của cuộc đời. Đó cũng là một trong những phẩm chất "người", kết tinh giá trị nhân văn cao quý ở con người.

- Hành động: Phải học cách đồng cảm, sẻ chia và phân biệt đồng cảm, sẻ chia với sự thương hại, ban ơn... Ai cũng có thể đồng cảm, sẻ chia với những người quanh mình với điều kiện và khả năng có thể của mình.

Cuộc sống sẽ đẹp vô cùng khi con người biết đồng cảm, sẻ chia. Đó cũng là truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta.

Giaibaitap.me

Góp ý - Báo lỗi

Vấn đề em gặp phải là gì ?

Hãy viết chi tiết giúp Giaibaitap.me

Bài giải mới nhất

Bài giải mới nhất các môn khác