Câu 1: Ý nghĩa ẩn dụ của đoạn đối thoại giữa hồn Trương Ba và xác hàng thịt: hành động kịch đầy mâu thuẫn, xung đột tới cao trào. Một đoạn văn sinh động đầy nghĩa triết lí. Xác hàng thịt tỏ ra lấn lướt hồn Trương Ba, sỉ nhục hồn Trương Ba. Hồn Trương Ba đau khổ đến cực độ và thấy không thể chịu đựng được nữa
Xác hàng thịt: ẩn dụ về thể xác của con người.
Hồn Trương Ba: ẩn dụ về linh hồn của con người.
Cuộc đối thoại giữa xác hàng thịt và hồn Trương Ba là cuộc đâu tranh giữa thể xác và linh hồn trong một con người. Thể xác và linh hồn là hai thực thể có quan hệ hữu cơ với nhau. Thể xác có tính độc lập tương đối của nó, có tiếng nói của nó, có khả năng tác động vào linh hồn, linh hồn phải đấu tranh với những đòi hỏi không chính đáng của thể xác để toàn diện nhân cách.
Hàm ý mà nhà viết kịch muốn gửi gắm chính là: trong một con người, hồn và xác không thể tách rời (lời xác hàng thịt: "Đã bảo chúng ta tuy hai mà một!"), vì vậy việc hồn Trương Ba phải trú ngụ trong xác anh hàng thịt là một bi kịch, một mâu thuẫn đòi hỏi phải có cách giải quyết như ta sẽ thấy trong các lớp nếp theo.
Câu 2: Nguyên nhân đã khiến cho người thân của Trươns Ba và cả chính Trương Ba rơi vào bất ổn là do hồn Trương Ba đã phải sống trong xác hàng thịt và chính cái xác hàng thịt đó đã làm thay đổi con người của Trương Ba, làm cho hồn Trương Ba giờ đây không còn là của Trương Ba trước kia nữa:
- Mang xác hàng thịt, hồn Trương Ba trở nên thô vụng hơn (làm gãy cây trong vườn, gãy diều của cu Tị,...) bởi bây giờ "ông đâu còn là ông, đâu còn là ông Trương Ba làm vườn ngày xưa” (lời vợ Trương Ba).
- Trương Ba ngày càng xa lạ hơn với những người thân: vợ muốn bỏ đi để "ông được thảnh thơi... với cô vợ người hàng thịt": cháu gái nội không nhận ông vì "ông nội đời nào thô lỗ phũ phàng như vậy", mà còn rủa ông và đuổi ông: "Ông xấu lắm, ác lắm! Cút đi! Lão đồ tể, cút đi!"; ngay cả con dâu, người thông cảm với hồn Trương Ba hơn cả, cũng thây bố chồng "mỗi ngày một đổi khác dần, mất mát dần". Đây chính là điều đau đớn nhất của hồn Trương Ba, là bi kịch lớn, là mâu thuẫn đã được đẩy tới cao trào.
- Hồn Trương Ba cũng nhận ra những điều đó. Ông thấy không thể sống như thế được nữa, không thể khuất phục trước thể xác tự đánh mất mình. Thái độ của hồn Trương Ba lúc này thật rõ ràng, dứt khoát, quyết liệt: "Nhưng lẽ nào ta lại chịu thua mày, khuất phục mày và tự đánh mất mình?" "Chẳng còn cách nào khác!" "Mày nói như thế hả? Nhưng có thật là không còn cách nào khác?
Không cần đến cái đời sống do mày mang lại! Không cần!" và ông quyết đi: thắp hương gọi Đế Thích xuống để bàn chuyện này.
Câu 3: Sự khác nhau trong quan niệm của Trương Ba và Đế Thích vê ý nghĩa sự sống
- Đế Thích quan niệm về sự sống còn đơn giản: sống chỉ là để được sống với hàm nghĩa là không chết: cho nên Đế Thích mới cho nhập hồn Trương Ba vào xác anh hàng thịt để sống và bây giờ lại giúp Trương Ba lần thứ hai: nhập hồn Trương Ba vào xác cu Tị để sống. Chính vì vậy nên Trương Ba mới trách Đế Thích, người đem lại cho mình sự sống: "Ông chỉ nghĩ đơn giản là cho tôi sống, nhưng sống như thế nào thì ông chẳng cần biết!” Như thế thì sự sống còn có ý nghĩa gì?
- Lời trách Đế Thích trên đây đã nói lên một quan niệm đúng đắn vẻ ý nghĩa sự sống của Trương Ba, sống không phải là để tồn tại (không chết) mà phải để được sống trong một cuộc sống có ý nghĩa: "sống nhờ vào đồ đạc, của cải người khác đã là chuyện không nên, đằng này đến cái thân tôi cũng phải sống nhờ anh hàng thịt", "Ông tưởng tôi không ham sống hay sao? Nhưng sống thế này, còn khổ hơn là cái chết. Mà không phải chỉ một mình tôi khổ! Những người thân của tôi sẽ còn phải khổ vì tôi!" chính thế mà Trương Ba muốn trả thân xác này cho anh hàng thịt để không còn cái quái gở mang tên "Hồn Trương Ba, da hàng thịt" nữa.
Câu 4: Khi Trương Ba nhất quyết đòi trả xác cho hàng thịt, Đế Thích dị cho hồn Trương Ba nhập vào cu Tị, Trương Ba đã từ chối. Vì sao?
- Quyết định dứt khoát xin tiên Đế Thích cho cu Tị được sống lại, cho mình được chết hẳn chứ không nhập hồn vào thân thể ai nữa của nhân vật hồn Trương Ba là kết quả của một quá trình diễn biến hợp lí. Hơn nữa quyết định này cần phải đưa ra cho kịp thời vì cu Tị vừa mới chết Hồn Trương Ba thử hình dung cảnh hồn của mình lại nhập vào xác của cu Tị đã sống và thấy rõ "bao nhiêu sự rắc rối" vô lí lại tiếp tục xảy ra. Nhận thức tỉnh táo ấy cùng tình thương mẹ con cu Tị càng khiến hồn Trương Ba đi đến quyết định dứt khoát. Quyết định trên của hồn Trường Ba thể hiện một cách quyết đoán, mạnh mẽ một sự tự trọng đáng khâm phục và bên cạnh đó là một tấm lòng nhân hậu giàu tình yêu thương. Đặc biệt đó là con người ý thức được ý nghĩa của cuộc sống.
- Cái chết của Cu Tị có ý nghĩa đẩy nhanh diễn biến kịch đi đến chỗ nút". Dựng tả quá trình đi đến quyết định dứt khoát của nhân vật hồn Trương Ba, Lưu Quang Vũ đã đảm bảo được tính tự nhiên, hợp lí của tác phẩm.
Câu 5. Cảm nghĩ của anh (chị) sau khi đọc đoạn trích.
Kết thúc vở kịch, nhân vật hồn Trường Ba chấp nhận cái chết, dù là cái chết oan ức. Nhưng cái chết ấy đã làm bừng sáng lên nhân cách đầy tự trọng, đầy yêu thương của một con người. Đoạn kết không có hậu ấy là kết quả của một quá trình đấu tranh có tính biện chứng sâu sắc trong tâm hồn một con người theo đúng nghĩa: cũng khao khát sống và ham sống đến tột cùng nhưng ngược lại cũng không chấp nhận đời sống dựa, sống gửi, sống giả dối giữa cuộc đời. Và vì thế, không chỉ thể hiện một quy luật triết học vốn tồn ại tất yếu trong đời sống, đoạn kết của vở kịch giống như kết thúc của một tráng ca về lòng dũng cảm của con người.
Luyện tập
Câu 1. Giả định Đế Thích cho hồn Trương Ba nhập vào xác cu Tị và Trương Ba đồng ý? Những rắc rối gì sẽ xảy ra? Thử viết một lớp kịch ngắn thể hiện điều đó.
Gợi ý:
- Nếu nhập vào xác hàng thịt: người nhà hàng thịt và làng xóm sẽ nhận nhầm người, họ đòi hỏi Trương ba làm những việc của anh hàng thịt. Ngược lại, người nhà Trương Ba sẽ vô cùng thất vọng và thấy xa lạ với cái thân xác kì quặc, thô lỗ của anh hàng thịt.
- Nếu nhập vào xác cu Tị: Trương Ba có những suy nghĩ chín chắn, kì lại, già dặn trong hình hài một chú bé con. Nhưng mặt khác, ông không thể làm được những việc mà ông muốn làm (liên quan đến thể lực và vị thế xã hội)
Câu 2. Anh/chị suy nghĩ gì về quan niệm sống sau đây:
"Không thể bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo được. Tôi muốn được là tôi toàn vẹn".
Cần trình bày được những nội dung sau:
a. Khái quát chung:
- Giới thiệu về tác giả, tác phẩm.
- Giới thiệu đoạn trích: chính là lời phát biểu cho một quan niệm sống của nhà văn thể hiện qua những lời nói của hồn Trương Ba với tiên cờ Đế Thích.
b. Quan niệm sống của nhân vật hồn Trương Ba:
- Thể hiện khát vọng của hồn Trương Ba trong ước nguyện được giải thoát, muốn chính mình cho dù khổ đau và mất mát.
+ Trương Ba kiên quyết từ chối, không chấp nhận cảnh phải sống "bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo", ông muốn được là mình một cách trọn vẹn.
+ Trương Ba tiếp tục từ chối để Đế Thích sửa sai bằng cách cho hồn mình nhập vào xác cu Tị, không chấp nhận cách sống giả tạo, sống còn "khổ hơn là cái chết".
+ Câu nói thể hiện ý nghĩa triết lí trong cuộc sống của con người, con người không thế chấp nhận cách sống tạm bợ, bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo được.
- Con người là một thể thống nhất, không thể có một tâm hồn thanh cao trong một thân xác phàm tục, tội lỗi. Sống thực cho ra một con người quà không dễ dàng, đơn giản.
- Khi sống nhờ, sống gửi, sống chắp vá, khi không được là mình thì cuộc sống ấy thật vô nghĩa. Tình trạng con người phải sống giả, không dám và cũng không được sống là bản thân mình, đấy là nguy cơ đẩy con người đến chỗ bị tha hóa do danh và lợi.
- Hồn Trương Ba đã nhận ra bi kịch của cuộc đời mình khi sống gửi, sống nhờ trong thân xác phàm tục của anh hàng thịt. Nhận ra bi kịch đó chứng tỏ hồn Trương Ba không thể nào chấp nhận được sự thỏa hiệp giữa hai cuộc sống này. Đồng thời, chứng tỏ bản lĩnh của nhân vật khi chấp nhận cái chết thực sự còn hơn là sống trong sự giày vò của lương tâm và sự ghẻ lạnh của người thân vì sự tha hóa của chính mình.
c. Kết luận:
Khẳng định điều này, Lưu Quang Vũ đã thế hiện được cái nhìn khá sâu sắc trong đời sống tâm hồn của con người trước hiện tượng người ta sống vội, sống gấp, sống mà không có phong cách, sống mà quên mất cả bản thân mình...