Trang chủ
Loigiaihay.com 2025

Đã cập nhật bản mới với lời giải dễ hiểu và giải thêm nhiều sách

Xem chi tiết
Bình chọn:
4.9 trên 7 phiếu

Giải bài tập Sinh học 12

Chương II: Tính quy luật của hiện tượng di truyền

Giải bài tập trang 65, 66 bài 15 bài tập chương I và chương II SGK Sinh 12. Câu 7: Giả sử rằng ở cây cà độc dược thuộc loại thể ba nhiễm về NST số 2...

Bài 7, 8, 9 trang 65, 66 SGK Sinh 12

Bài 7. Giả sử rằng ở cây cà độc dược thuộc loại thể ba nhiễm về NST số 2 (sự bất cặp của các NST số 2 trong quá trình giảm phân xảy ra theo kiểu hai NST số 2 bắt đôi với nhau và NST số 2 còn lại đứng một mình). Giả sử sự phối hợp và phân li giữa các NST xảy ra hoàn toàn ngẫu nhiên.

Có bao nhiêu loại cây con có thể đtrợc sinh ra và mỗi loại chiếm tỉ lệ bao nhiêu khi cây ba nhiễm trên được thụ phấn bằng phấn của cây lưỡng bội binh thường.

Trả lời:

Cây cà độc dược thể ba đối với NST C, tức là trong bộ NST lưỡng bội của cây này có 3 NST C (CCC)

Cây lưỡng bội bình thường có 2 NST C (CC). Như vậy, theo để ra ta có sơ đồ lai:

P: CCC X CC

Gp: (1/2 CC, 1/2C) ; C

F1: 1/2CCC ; 1/2 CC

Như vậy, có 2 loại cây con, mỗi loại chiếm 50%, tức là 50% số cây con là thể 3 (CCC) và 50% số cây con là lưỡng bội bình thường (CC).

Bài 8. Bộ lưỡng bội NST của một loài sinh vật 2n = 24.

a)    Có bao nhiêu NST được dự đoán ở thể đơn bội, thể tam bội và thể tứ bội?

b)    Trong các dạng đa bội trên, dạng nào là đa bội lẻ, dạng nào là đa bội chẵn?

c)     Nếu cơ chế hình thành các dạng đa bội trên.

Trả lời:

Theo đề ra, 2n = 24 → n = 12. Vì vậy, ta có:

a)    Số lượng NST được dự đoán ở:

-        Thể đơn bội n = 1 X 12 = 12.

-       Thể tam bội 3n = 3 X 12 = 36.

-        Thể tứ bội 4n = 4 X 12 = 48.

b)    Trong các dạng đa bội trên, tam bội là đa bộ lẻ, tứ bội là đa bội chẵn.

c)     Cơ chế hình thành

-       Thể tam bội được hình thành do sự kết hợp các giao tử 2n với giao tử n bình thường trong thụ tinh (2n + 1n → 3n).

-        Thể tứ bội có thể hình thành nhờ:

+ Nguyên phân: Trong lần nguyên phân đẩu tiên của hợp tử 2n, các NST đã tự nhân đôi nhưng không phân li dẫn đến hình thành thể tứ bội 4n.

+ Giảm phân và thụ tinh: Trong quá trình phát sinh giao tử, sự không phân li của tất cả các cặp NST tương đồng dẫn đến hình thành giao tử 2n.

Thụ tinh: 2n + 2n → 4n.

 

Bài 9. Những phân tích di truyền tế bào học cho biết rằng, có 2 loài chuối khác nhau: chuối rừng lưỡng bội và chuối nhà trồng tam bội. Ở những loài này, gen A xác định thân cao, trội hoàn toàn so với alen a xác định thân thấp. Khi gây đột biến nhân tạo, người ta thu được một số dạng tứ bội và các dạng này chỉ tạo các giao tử lưỡng bội có khả năng sống.

a)    Xác định kết quả phân li về kiểu gen và kiểu hình ờ các phép lai sau:

mẹ Aaaa X bố Aaaa

mẹ AAaa XbốAAaa

b)    Hãy cho biết một sổ đặc điểm quan trọng khác nhau ở chuối rừng và chuối nhà.

c)     Thử giải thích nguồn gốc và quá trình xuất hiện chuối nhà.

Trả lời:

a)     P: V Aaaa X * Aaaa

Gp: (1/2Aa , 1/2aa) ; (1/2Aa , 1/2aa)

 Ti lệ phân li kiểu gen: 1 AAaa: 2 Aaaa: 1 aaaa

Tỉ lệ phân li kiểu hình: 3 cao : 1 thấp

(+)                 P: AAaa X AAaa

Gp: (1/6 AA, 4/6 Aa, 1/6aa) ; (1/6AA , 4/6Aa, 1/6aa)

Tí lệ phân li kiểu gen ờ F,: 1 AAAA: 8 AAAa: 18 AAaa: 8 Aaaa: 1 aaaa. Ti lệ phân li kiểu hình: 35 cao: 1 thấp.

b) Một số đặc điểm khác nhau cùa chuối rừng và chuối nhà

Đặc điếm

Chuối rừng

Chuối nhà

Lượng ADN

Bình thường

Cao

Tổng hợp chất hữu cơ

Bình thường

Manh

Tế bào

Bình thường

To

Cơ quan sinh dưỡng

Bình thường

To

Phát triển'

Bình Ihường

Khoẻ

Khả năng sinh giao từ

Bình thường -> có hạt

Không có khả năng sinh giao tử bình thường nên không hạt

 

Giaibaitap.me 

Góp ý - Báo lỗi

Vấn đề em gặp phải là gì ?

Hãy viết chi tiết giúp Giaibaitap.me

  • Giải bài 1, 2, 3 trang 66 SGK Sinh 12

    Giải bài tập trang 66 bài 15 bài tập chương I và chương II SGK Sinh 12. Câu 1: Hãy tính xác suất để cặp vợ chồng này sinh đứa con đầu lòng bị bệnh...

  • Giải bài 4, 5, 6, 7 trang 67 SGK Sinh 12

    Giải bài tập trang 67 bài 15 bài tập chương I và chương II SGK Sinh 12. Câu 4: Người ta lai một con ruồi cái mắt nâu và cánh ngắn, lấy từ dòng ruồi thuần chủng với một con ruồi đực thuần chủng có mắt đỏ, cánh dài...

  • Giải bài 1, 2, 3, 4 trang 70 SGK Sinh 12

    Giải bài tập trang 70 bài 16 cấu trúc di truyền của quần thể SGK Sinh 12. Câu 1: Quần thể là gì? Các quần thể cùng loài thường khác biệt nhau về những đặc điểm di truyền nào?...

  • Giải bài 1, 2, 3, 4, 5 trang 73, 74 SGK Sinh 12

    Giải bài tập trang 73, 74 bài 17 cấu trúc di truyền và quần thể (tiếp theo) SGK Sinh 12. Câu 1: Quần thể là gì?...