Trang chủ
Loigiaihay.com 2024

Đã cập nhật bản mới với lời giải dễ hiểu và giải thêm nhiều sách

Xem chi tiết
Bình chọn:
4.9 trên 7 phiếu

Giải bài tập Lịch sử 12

Giải câu 1, câu 2, bài tập lí thuyết trang 57 Lịch sử 12. Câu 2. Khái quát chính sách đối ngoại của Nhật Bản từ sau chiến tranh thế giới thứ 2 đến năm 2000.

Nêu nội dung cơ bản của những cải cách dân chủ ở Nhật Bản trong thời kì bị chiếm đóng

Trả lời:

Những cải cách dân chủ ở Nhật Bản trong thời kì bị chiếm đóng:

Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Nhật Bản đã bị quân đội Mĩ với danh nghĩa lực lượng Đồng minh, chiếm đóng từ năm 1945 đến năm 1952 nhưng Chính phủ Nhật Bản vẫn được phép tồn tại và quản lí đất nước.

-Về chính trị, Bộ Chỉ huy tối cao lực lượng Đồng minh (viết tắt theo tiếng Anh là SCAP) đã loại bỏ chủ nghĩa quân phiệt và bộ máy chiến tranh của Nhật Bản. Hiến pháp mới do SCAP tổ chức soạn thảo (có hiệu lực từ ngày 3-5-1947), quy định Nhật Bản là nước quân chủ lập hiến, nhưng thực chất là theo chế độ dân chủ đại nghị tư sản.

- Về kinh tế, SCAP đã thực hiện ba cuộc cải cách lớn: một là, thủ tiêu chế độ tập trung kinh tế, trước hết là giải tán các “Daibátxư”; hai là, cải cách ruộng đất, quy định địa chủ chỉ được sở hữu không quá 3 hécta ruộng, số còn lại Chính phủ đem bán cho nông dân; ba là, dân chủ hóa lao động (thông qua việc thực hiện các đạo luật về lao động).

Những cải cánh trên đã trở thành một nhân tố quan trọng thúc đẩy sự phát triển của Nhật Bản sau chiến tranh.


Liên minh Nhật-Mĩ được biểu hiện như thế nào ?

Trả lời:

Sau chiến tranh, quân Đồng minh, thực tế là quân Mĩ chiếm đóng Nhật Bản. Chính quyền chiếm đóng đã thực hiện những chính sách tiến bộ như xét xử tội phạm chiến tranh, xóa bỏ các tổ chức quân phiệt, loại bỏ những phần tử liên quan đến chủ nghĩa quân phiệt ra khỏi bộ máy nhà nước…

Liên minh Nhật-Mĩ ra đời đáp ứng nhu cầu của cả hai nước. Trong bối cảnh Chiến tranh lạnh, Nhật Bản cần dựa vào sự bảo trợ của Mĩ để đảm bảo an ninh và tập trung phát triển kinh tế. Mĩ muốn độc chiểm ảnh hưởng ở Nhật Bản, biến Nhật Bản thành đồng minh trong việc thực hiện tha vọng bá chủ châu Á và chống lại phe XHCN.

Nhờ vậy, nước Nhật sớm kí kết được Hiệp ước hòa bình Phranxixcô (8-9-1951), chấm dứt chế độ chiếm đóng của Đồng minh (1952). Cùng ngày, Hiệp ước an ninh Mĩ-Nhật được kí kết, đặt nền tảng mới cho quan hệ giữa hai nước.

Theo đó, Nhật Bản chấp nhận đứng dưới “chiếc ô” bảo hộ hạt nhân của Mĩ, để cho Mĩ đóng quân và xây dựng căn cứ quân sự trên lãnh thổ Nhật Bản.


Những nhân tố nào thúc đẩy sự phát triển “thần kì” của kinh tế Nhật Bản ?

Trả lời:

Những nhân tố thúc đẩy sự phát triển “thần kì” của kinh tế Nhật Bản:

- Con người được coi là nhân tố quan trọng nhất ở Nhật Bản. Người dân Nhật Bản cần cù, có tính kỉ luật cao trong lao động.

- Vai trò lãnh đạo, quản lí có hiệu quả của Nhà nước.

- Các công ti của Nhật Bản năng động, có tầm nhìn xa, quản lí tốt nên có tiềm lực và khả năng cạnh tranh cao.

- Nhật Bản biết cách áp dụng các thành tựu khoa học-kĩ thuật hiện đại để nâng cao năng suất, hạ giá thành sản phẩm.

- Chi phí cho Quốc phòng của Nhật Bản rất thấp, có điều kiện để tập trung để phát triển kinh tế.

- Nhật Bản đã tận dụng tốt các yếu tố bên ngoài để phát triển kinh tế.


Nêu những khó khăn đối với sự phát triển kinh tế ở Nhật Bản

Trả lời:

Những khó khăn đối với sự phát triển kinh tế ở Nhật Bản:

-Lãnh thổ Nhật Bản không rộng, tài nguyên khoáng sản rất nghèo nàn, nền công nghiệp của Nhật Bản hầu như phụ thuộc vào các nguồn nguyên, nhiên liệu nhập khẩu từ bên ngoài.

- Cơ cấu cùng kinh tế của Nhật Bản thiếu cân đối, tập trung chủ yếu vào ba trung tâm là Tôkiô, Ôxaca và Nagôia,  giữa công nghiệp và nông nghiệp cũng có sự mất cân đối.

- Nhật Bản luôn gặp sự cạnh tranh quyết liệt của Mĩ, Tây Âu, các nước công nghiệp mới, Trung Quốc…


Chính sách đối ngoại của Nhật Bản trong những năm 1973-1991 như thế nào ?

Trả lời:

Chính sách đối ngoại của Nhật Bản trong những năm 1973-1991:

Nhật Bản tiếp tục duy trì sự liên minh chặt chẽ với Mĩ và Tây Âu, mặt khác tìm cách trở về châu Á và cố gắng có sự tự chủ trong một số vấn đề quốc tế, khu vực. Tháng 8-1977, Thủ tướng Nhật Phucưđa đi thăm một loạt nước Đông Nam Á, đánh dấu một sự “trở về châu Á” (học thuyết Kaiphu), được Thủ tướng Kaiphu (1991) tiếp tục phát triển trong tình hình mới (học thuyết Kaiphu).


Nêu những nét cơ bản về tình hình kinh tế và chính trị của Nhật Bản trong thập kỉ 90 của thế kỉ XX

Trả lời:

Những nét cơ bản về tình hình kinh tế và chính trị của Nhật Bản trong thập kỉ 90 :

-Trong thập kỉ 90, nền kinh tế Nhật Bản hầu như chìm đắm trong suy thoái kéo dài. Cuộc khủng hoảng tiền tệ -tài chính châu Á trong những năm 1997-1998 lại giáng một đòn nặng nề vào kinh tế Nhật Bản. Từ năm 1998, nền kinh tế Nhật Bản được phục hồi, sau đó tiếp tục phát triển.

-Về chính trị, năm 1993, Đảng Dân chủ Tự do chấm dứt sự cầm quyền. Từ đó các đảng phái khác hoặc liên minh các đảng thay nhau cầm quyền. Tình hình chính trị-xã hội có phần không ổn định…


Những yếu tố nào khiến Nhật Bản trở thành một trong ba trung tâm lớn của thế giới vào nửa cuối thế kỉ XX ?

Trả lời:

Những yếu tố khiến Nhật Bản trở thành một trong ba trung tâm lớn của thế giới vào nửa cuối thế kỉ XX:

Trình bày những thành tựu của Nhật Bản về kinh tế và khoa học-kĩ thuật sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Những nguyên nhân khiến Nhật Bản trở thành một trong ba trung tâm lớn của thế giới vào nửa cuối thế kỉ XX.


Khái quát chính sách đối ngoại của Nhật Bản từ sau chiến tranh thế giới thứ 2 đến năm 2000.

Trả lời:

Một trong những đặc điểm lớn nhất trong chính sách đối ngoại của Nhật Bản từ sau năm 1945 là luôn cố gắng liên minh chặt chẽ với Mĩ. Bên cạnh đó, bước sang thời kì 1973-1991, Nhật Bản bắt đầu tăng cường quan hệ kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội với các nước Đông Nam Á và tổ chức ASEAN.

Giaibaitap.me

Góp ý - Báo lỗi

Vấn đề em gặp phải là gì ?

Hãy viết chi tiết giúp Giaibaitap.me

Bài giải mới nhất

Bài giải mới nhất các môn khác