Trang chủ
Loigiaihay.com 2024

Đã cập nhật bản mới với lời giải dễ hiểu và giải thêm nhiều sách

Xem chi tiết
Bình chọn:
4.9 trên 7 phiếu

Giải bài tập Địa lí 12

Giải bài 1, bài 2, bài 3, bài tập lí thuyết trang 111 Địa lí 12. Bài 2. Hãy tìm sự khác nhau trong chuyên môn hóa nông nghiệp giữa:

Dựa vào bảng 25.1 (SGK trang 107), đối chiếu với bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam, bản đồ Nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản (hoặc Atlat Địa lí Việt Nam), hãy trình bày các đặc điểm chủ yếu của một vùng nông nghiệp (ví dụ vùng Đồng bằng sông Hồng).

Trả lời:

Đặc điểm chủ yếu của vùng Đồng bằng sông Hồng:

- Điều kiện sinh thái nông nghiệp:

+ Đồng bằng châu thổ có nhiều ô trũng.

+ Đất phù sa sông Hồng và sông Thái Bình.

+ Có mùa đông lạnh.

- Điều kiện kinh tế - xã hội:

+ Mật độ dân số cao nhất cả nước.

+ Dân có kinh nghiệm thâm canh lúa nước.

+ Mạng lưới đô thị dày đặc; các thành phố lớn tập trung công nghiệp chế biến.

+ Quá trình đô thị hoá và công nghiệp hoá đang được đẩy mạnh.

- Trình độ thâm canh:

+ Khối cao, đầu tư nhiều lao động.

+ Áp dụng các giống mới, cao sản, công nghệ tiến bộ.

- Chuyên môn hóa sản xuất:

+ Lúa cao sản, lúa có chất lượng cao.

+ Cây thực phẩm, đặc biệt là các loại rau cao cấp. Cây ăn quả.

+ Đay, cói.

+ Lợn, bò sữa (ven thành phố lớn), gia cầm, nuôi thủy sần nước ngọt (ở các ô trũng), thủy sản nước mặn, nước lợ.


Đọc bảng 25.2 (SGK trang 109), theo hàng ngang, hãy nêu đặc điểm phân bố sản xuất lúa gạo và thuỷ sản nước ngọt; theo cột, trình bày các sản phẩm nông nghiệp chuyên môn hoá của Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long; xu hướng biến đổi trong sản xuất các sản phẩm này.

Trả lời:

- Theo hàng ngang:

+ Lúa gạo: tập trung rất cao ở Đồng bằng sông Cửu Long, cao ở Đồng bằng sông Hồng,  trung bình ở Trung du và miền núi Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ, không đáng kể ở Tây Nguyên, Đông Nam Bộ.

+ Thuỷ sản nước ngọt: tập trung rất cao ở Đồng bằng sông Cửu Long, cao ở Đồng bằng sông Hồng, trung bình ở Trung du và miền núi Bắc Bộ, Đông Nam Bộ, không đáng kể ở Bắc Trung Bộ.

- Theo cột:

+ Đồng bằng sông Hồng: lợn, cói, thủy sản nước ngọt (xu hướng tăng), Ria cầm (xu hướng tăng mạnh), đay (xu hướng giảm).

+ Đồng bằng sông Cửu Long: lúa gạo, gia cầm (xu hướng tăng mạnh), lợn, thủy sản nước ngọt, dừa, đay, cói (xu hướng tầng), mía.


Quan sát hình 25 (SGK trang 111) và dựa vào kiến thức đã học, hãy giải thích tại sao kinh tế trang trại lại rất phát triển ở Đồng bằng sông Cửu Long?

Trả lời:

Kinh tế trang trại lại rất phát triển ở Đồng bằng sông Cửu Long vì:

- Có diện tích đất phù sa và mặt nước nuôi trồng thủy sản lớn, có rừng ngập mặn (ven biển), rừng tràm trên đất phèn,...

- Chính sách khuyến khích phát triển, thị trường tiêu thụ rộng lớn, người dân có kinh nghiệm sản xuất hàng hóa.


Hãy lấy ví dụ chứng minh rằng các điều kiện tự nhiên tạo ra nói chung của sự phân hóa lãnh thổ nông nghiệp, còn các nhân tố kinh tế - xã hội làm phong phú thêm và làm biến đổi sự phân hóa đó.

Trả lời:

-Điều kiện tự nhiên tạo ra nền chung của sự phân hóa lãnh thổ nông nghiệp

+ Sản xuất nông nghiệp phụ thuộc vào các nhân tố tự nhiên, đặc biệt là đất và khí hậu.

+ Trong điều kiện của nền kinh tế tự cấp, tự túc, sản xuất nhỏ thì sự phân hóa lãnh thổ nông nghiệp bị chi phối chủ yếu bởi các điều kiện tự nhiên.

Ví dụ: Nước ta có 2 nhóm đất chính là đất feralit ở miền núi (thích hợp để trồng các cây công nghiệp lâu năm) và đất phù sa cổ ở đồng bằng (thích hợp trồng các cây lương thực, thực phẩm, cây ăn quả,...). Khí hậu nước ta có sự phân hóa đa dạng tạo nên sự đa dạng về cơ cấu cây trồng vì có sự khác nhau giữa các vùng. Chẳng hạn, ở Đông Nam Bộ chủ yếu là các cây công nghiệp nhiệt đới (cao su, cà phê, điều,...) còn ở Trung du và miền núi Bắc Bộ là các cây công nghiệp có nguồn gốc cận nhiệt và ôn đới (chè, trẩu, sở, hồi,...).

-Các nhân tố kinh tế - xã hội làm phong phú thêm và làm biến đổi sự phân hóa đó:

+ Tạo ra sự phân hóa thực tế sản xuất nông nghiệp của các vùng.

+ Việc du nhập các giống cây trồng, vật nuôi đã làm phong phú thêm các giống cây trồng, vật nuôi vốn đã có ở nước ta.

+ Các nhân tố kinh tế - xã hội có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển, làm thay đổi sự phân bố sản xuất.

+ Khi đã trở thành nền nông nghiệp hàng hóa, thì các nhân tố kinh tế - xã hội tác động rất mạnh, làm cho sự chuyển biến càng thêm rõ nét.


Hãy tìm sự khác nhau trong chuyên môn hóa nông nghiệp giữa:

-Trung du và miền núi với Tây Nguyên.

-Đồng bằng sông Hồng với Đồng bằng sông Cửu Long. Thử tìm cách giải thích nguyên nhân của sự thay đổi đó.

Trả lời:

-Sự khác nhau trong chuyên môn hóa nông nghiệp giữa Trung du và miền núi với Tây Nguyên:

+ Trung du và miền núi Bắc Bộ: phát triển các cây công nghiệp có nguồn gốc cận nhiệt và ôn đới (chè, trẩu, sở, hồi,...); cây công nghiệp hàng năm như: đậu tương, lạc, thuốc lá; cây ăn quả, cây dược liệu; chăn nuôi trâu, bò lấy thịt và sữa, lợn (trung du).

+ Tây Nguyên: chủ yếu trồng các cây công nghiệp nhiệt đới (cà phê, cao su, hồ tiêu), ngoài ra còn trồng trên các cao nguyên cao có khí hậu mát mẻ như Lâm Đồng. Chăn nuôi bò thịt và bò sữa.

-  Sự khác nhau trong chuyên môn hóa nông nghiệp giữa Đồng bằng sông Hồng với Đồng bằng sông Cửu Long:

+ Đồng bằng sông Hồng: có thế mạnh để trồng các cây thực phẩm (rau, đậu các loại) có nguồn gốc cận nhiệt và ôn đới như cà chua, su hào, bắp cải,...: chăn nuôi lợn, gia cầm, nuôi trồng thủy sản,...

+ Đồng bằng sông Cửu Long: chủ yếu là các cây trồng của vùng nhiệt đới; chăn nuôi gia cầm, thủy sản,...

- Nguyên nhân: chủ yếu là do có sự khác biệt về điều kiện sinh thái nông nghiệp giữa các vùng: địa hình, đất trồng, nguồn nước và đặc biệt là sự phân hóa của yếu tố khí hậu.


Tại sao việc phát triển các vùng chuyên canh nông nghiệp kết hợp với công nghiệp chế biến lại có ý nghĩa rất quan trọng đối với tổ chức lãnh thổ nông nghiệp và phát triển kinh tế- xã hội nông thôn?

Trả lời:

- Việc hình thành các vùng chuyên canh nông nghiệp cho phép khai thác có hiệu quả các lợi thế về điều kiện sinh thái nông nghiệp (đất, khí hậu, nước), điều kiện kinh tế - xã hội khác nhau giữa các vùng.

- Sự phát triển các vùng chuyên canh nông nghiệp kết hợp với công nghiệp chế biến góp phần:

+ Thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nông thôn.

+ Giảm chi phí vận chuyển nguyên liệu.

+ Tạo ra nhiều việc làm, tăng thu nhập cho người lao động.

+ Nâng cao giá trị kinh tế nông sản, kéo dài được thời gian bảo quản và có thể vận chuyển đi xa hơn, mở rộng thị trường tiêu thụ.

+ Kích thích nông nghiệp phát triển, tạo ra nhiều nông sản hàng hóa.

+ Thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn.

—> Vì thế, nó tạo động lực cho tổ chức lãnh thổ nông nghiệp và phát triển kinh tế - xã hội ở nông thôn.

Giaibaitap.me

Góp ý - Báo lỗi

Vấn đề em gặp phải là gì ?

Hãy viết chi tiết giúp Giaibaitap.me

Bài giải mới nhất

Bài giải mới nhất các môn khác