Trang chủ
Loigiaihay.com 2024

Đã cập nhật bản mới với lời giải dễ hiểu và giải thêm nhiều sách

Xem chi tiết
Bình chọn:
4.9 trên 7 phiếu

Giải sách bài tập Địa lí 12

Giải từ bài 1 đến bài 5, bài tập từ trang 22 đến trang 24 SBT Địa lý 12. Bài 2. Giải thích rõ nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự phân hoá của thiên nhiên theo chiều Bắc - Nam.

Bài 1 trang 22 Sách bài tập (SBT) Địa lý 12

Dựa vào kiến thức đã học, hãy so sánh đặc điểm thiên nhiên phần lãnh thổ phía Bắc và phần lãnh thổ phía Nam bằng cách hoàn thành bảng sau:

 

Tiêu chí

Phần lãnh thổ phía Bắc

Phần lãnh thổ phía Nam

Giống

 

Khác

Khí hậu

   

Cảnh quan thiên nhiên

   

Trả lời:
 

Tiêu chí

Phần lãnh thổ phía Bắc

Phần lãnh thổ phía Nam

Giống

-  Nhiệt độ trung bình năm đều trên 20 oC, mưa lớn 1500 -2000mm

- Cảnh quan nhiệt đới chiếm ưu thế với các loài thực vật, động vật ưa nóng

Khác

Khí hậu

Nền khí hậu nhiệt đới thể hiện ở nhiệt độ trung bình năm trên 20oC. Do ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc nên khí hậu trong năm có mùa đông lạnh với 2-3 tháng nhiệt độ trung bình <18oC, thể hiện rõ  ở trung du miền núi Bắc Bộ và đồng bằng Bắc Bộ. Biên độ nhiệt trung bình năm lớn.

Nền nhiệt độ thiên về khí hậu xích đạo, quanh năm nóng, nhiệt độ trung bình năm trên 25oC và không có tháng nào dưới 20oC. Biên độ nhiệt độ trung bình năm nhỏ. Khí hậu gió mùa thể hiện ở sự phân chia thành hai mùa mưa và khô, đặc biệt rõ từ 14oB trở vào.

Cảnh quan thiên nhiên

Cảnh quan thiên nhiên là đới rừng nhiệt đới gió mùa

Sự phân mùa nóng lạnh làm thay đổi cảnh sắc thiên nhiên: mùa đông bầu trời nhiều mây, tiết trời lạnh, mưa ít, nhiều cây bị rụng lá; mùa hạ trời nắng nóng, mưa nhiều, cây cối xanh tốt

Trong rừng, thành phần loài thực vật, động vật nhiệt đới chiếm ưu thế, ngoài ra còn có các loài thực cận nhiệt đới như dẻ, re và các loài cây ôn đới như sa mu, pư mu cùng các loài thú có lông dày như gấu, chồn…

Ở vùng đồng bằng, vào  mùa đông trồng được nhiều loại rau, quả cận nhiệt và ôn đới

Cảnh quan thiên nhiên tiêu biểu là đới rừng cận xích đạo gió mùa  với thành phần thực vật, động vật phần lớn thuộc vùng xích đạo và nhiệt đới từ phương Nam (nguồn gốc Mã Lai- Inđônêxia) đi lên hoặc từ phía tây (Ấn Độ- Mianma) di cư sang.

Trong rừng xuất hiện nhiều loài cây chịu hạn, rụng lá vào mùa khô như các loài cây thuộc họ Dầu. Có nơi hình thành loại rừng thưa nhiệt đới khô, nhiều nhất ở Tây Nguyên.

Động vật tiêu biểu là các loài thú lớn vùng nhiệt đới và xích đạo như voi, báo, bò rừng,… Vùng đầm lầy có trăn, rắn, cá sấu,…

 

Bài 2 trang 23 Sách bài tập (SBT) Địa lý 12

Giải thích rõ nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự phân hoá của thiên nhiên theo chiều Bắc - Nam.

Trả lời:

Do càng vào phía Nam mức độ ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc càng giảm dần và càng vào Nam càng gần xích đạo hơn nên góc nhập xạ tăng làm lượng nhiệt nhận được càng lớn,… khiến khí hậu có sự phân hóa Bắc- Nam, kéo theo sự phân hóa của các thành phần tự nhiên, cảnh quan khác.


Bài 3 trang 23 Sách bài tập (SBT) Địa lý 12

Dựa vào kiến thức đã học, hoàn thành bảng sau để thấy được sự phân hóa của thiên nhiên theo Đông-Tây:

Các dải tự nhiên

Những biểu hiện cụ thể

Vùng biển và thềm lục địa

 

Vùng đồng bằng ven biển

 

Vùng đồi núi

 
Trả lời:
 

Các dải tự nhiên

Những biểu hiện cụ thể

Vùng biển và thềm lục địa

Vùng biển nước ta lớn gấp 3 lần diện tích đất liền. Độ nông - sâu, rộng - hẹp của thềm lục địa có quan hệ chặt chẽ với vùng đồi bằng, vùng đồi núi kề bên và thay đổi theo từng đoạn bờ biển.

Thiên nhiên vùng biển nước ta đa dạng và giàu có, tiêu biểu cho thiên nhiên vùng biển nhiệt đới ẩm gió mùa.

Vùng đồng bằng ven biển

Thiên nhiên vùng đồng bằng nước ta thay đổi tùy nơi, thể hiện mối quan hệ chặt chẽ với dải đồi nùi phía tây và vùng biển phía đông.

Đồng bằng Bắc bộ và đồng bằng Nam Bộ mở rộng với các bãi triều thấp, phẳng, thềm lục địa rộng, nông; phong cảnh thiên nhiên trù phú, xanh tươi, thay đổi theo mùa.

Dải đồng bằng ven biển Trung Bộ hẹp ngang và bị chia cắt thành những đồng bằng nhỏ, đường bờ biển khúc khuỷu với thềm lục địa thu hẹp, tiếp giáp vùng biển sâu; các dạng địa hình bồi tụ, màu mòn xen kẽ nhau, các cồn cát, đầm phá khá phổ biến; thiên nhiên có phần khắc nghiệt, đất đai kém màu mỡ nhưng giàu tiềm năng du lịch và thuận lợi cho phát triển các ngành kinh tế biển.

Vùng đồi núi

Sự phân hóa thiên nhiên theo Đông- Tây ở vùng đồi núi rất phức tạp, chủ yếu do tác động của gió mùa với hướng của các dãy núi.

Trong khi thiên nhiên vùng núi Đông Bắc mang sắc thái cận nhiệt đới gió mùa thì ở vùng núi thấp phía nam Tây Bắc lại có cảnh quanh thiên nhiên nhiệt đới gió mùa và ở vùng núi cao Tây Bắc, cảnh quan thiên nhiên giống như vùng ôn đới.

Khi sườn Đông Trường Sơn đón nhận các luồng gió từ biển thổi vào tạo nên một mùa mưa vào thu động, thì ở vùng Tây Nguyên lại là mùa khô, nhiều nơi khô hạn gay gắt, xuất hiện cảnh quan rừng thưa. Còn khi Tây Nguyên vào mùa mưa thì bên sườn Đông Trường Sơn nhiều nơi lại chịu tác động của gió Tây khô nóng.

 

Bài 4 trang 24 Sách bài tập (SBT) Địa lý 12

Giải thích nguyên nhân dẫn đến sự khác biệt giữa thiên nhiên vùng đồi núi Đông Bắc và thiên nhiên vùng đồi núi Tây Bắc.

Trả lời:

Sự khác biệt giữa thiên nhiên vùng đồi Đông Bắc và thiên nhiên vùng đồi núi Tây Bắc chủ yếu do tác động của gió mùa với hướng các dãy núi.

Đông Bắc với các cánh cung mở rộng ở phía Bắc và phía Đông, chụm lại ở Tam Đảo tăng cường sự hút gió mùa Đông Bắc khiến mùa đông ở Đông Bắc lạnh nhất, đến sớm và kết thúc muộn hơn Tây Bắc.

Tây Bắc có dãy Hoàng Liên Sơn cao đồ sộ ngăn cản, làm suy yếu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc (lạnh, khô) khiến mùa đông ở Tây Bắc bớt lạnh hơn, đến muộn và kết thúc sớm hơn Đông Bắc. Ngoài ra Tây Bắc còn ảnh hưởng sớm của khối khí nóng phía Tây đầu mùa hạ khiến mùa hạ tới sớm hơn. Trên vùng núi cao Tây Bắc do núi cao >2600m nên có sự phân hóa 3 đai cao rõ rệt nhất cả nước.

 Vậy nên trong khi thiên nhiên vùng núi Đông Bắc mang sắc thái cận nhiệt đới gió mùa thì ở vùng núi thấp phía nam Tây Bắc lại có cảnh quan thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa và ở vùng núi cao Tây Bắc, cảnh quan thiên nhiên giống như vùng ôn đới.


Bài 5 trang 24 Sách bài tập (SBT) Địa lý 12

Tại sao nói : Thiên nhiên vùng Đông Trường Sơn với Tây Nguyên có sự đối lập Giải thích nguyên nhân của sự đối lập đó.

Trả lời:

Thiên nhiên vùng Đông Trường Sơn với Tây Nguyên có sự đối lập do tác động của gió mùa với hướng các dãy núi.

Vào thu đông, khi sườn Đông Trường Sơn đón nhận các luồng gió từ biển thổi vào do bão, dải hội tụ nhiệt đới, gió Tín phong Bắc bán cầu và gió mùa Đông Bắc qua biển tạo nên một mùa mưa vào thu đông, thì ở vùng Tây Nguyên lại chịu ảnh hưởng của Tín phong Bắc bán cầu (nóng, khô) nên là mùa khô, nhiều nơi khô hạn gay gắt.

Vào mùa xuân hạ khi Tây Nguyên vào mùa mưa vì đón gió mùa mùa hạ thì bên sườn Đông Trường Sơn nhiều nơi lại chịu tác động của gió Tây khô nóng nên tạo mùa khô rõ rệt.

Giaibaitap.me

Góp ý - Báo lỗi

Vấn đề em gặp phải là gì ?

Hãy viết chi tiết giúp Giaibaitap.me

Bài giải mới nhất

Bài giải mới nhất các môn khác