Bài 4 trang 58 sgk đại số và giải tích 11
Tìm số hạng không chứa x trong khai triển của \({\left( {{x^3} + {1 \over x}} \right)^8}\)
Bài giải:
Ta có: \({\left( {{x^3} +4 {1 \over x}} \right)^8} = \sum\limits_{k = 0}^8 {C_8^k} .{x^{3.(8 - k)}}{\left( {{1 \over x}} \right)^k} = \sum\limits_{k = 0}^8 {C_8^k} .{x^{24 - 4k}}\)
Trong tổng \(\sum\limits_{k = 0}^8 {C_8^k} .{x^{24 - 4k}}\) số hạng không chứa \(x\) khi và chỉ khi
\(\left\{\begin{matrix} 24 - 4k = 0 & & \\ 0\leq k \leq 8& & \end{matrix}\right.\) \(⇔ k = 6\).
Vậy số hạng không chứa \(x\) trong khai triển (theo công thức nhị thức Niu - Tơn) của biểu thức đã cho là \({C^6}_8 = {\rm{ }}28\).
Bài 5 trang 58 sgk đại số và giải tích 11
Từ khai triển biểu thức \((3x – 4)^{17}\) thành đa thức, hãy tính tổng các hệ số của đa thức nhận được:
Bài giải:
Tổng các hệ số của đa thức \(f(x) = (3x – 4)^{17}\) bằng:
\(f(1) = (3 – 4)^{17}= (– 1)^{17} = -1\).
Bài 6 trang 58 sgk đại số và giải tích 11
Chứng minh rằng:
a) \(11^{10} – 1\) chia hết cho \(100\);
b) \(101^{100}– 1\) chia hết cho \(10 000\);
c) \(\sqrt{10}[{(1 + 10)}^{100} – {(1- \sqrt{10})}^{100}]\) là một số nguyên.
Bài giải:
a) \({11^{10}} - 1 = {\left( {1 + 10} \right)^{10}} - 1 = (1 + C_{10}^1.10 + C_{10}^2{.10^2}\)
\(+ ... + C_{10}^9{.10^9} + {10^{10}}) - 1\)
\(= {\rm{ }}{10^2} + {\rm{ }}{C^2}_{10}{10^2} + \ldots + {\rm{ }}{C^9}_{10}{10^9} + {\rm{ }}{10^{10}}\)
Tổng sau cùng chia hết cho \(100\) suy ra \(11^{10} – 1\) chia hết cho \(100\).
b) Ta có
\({101^{100}}-1{\rm{ }} = {\rm{ }}{\left( {1{\rm{ }} + {\rm{ }}100} \right)^{100}} - {\rm{ }}1\)
\(= (1 + C_{100}^1.100 + C_{100}^2{100^2} + ... + \)
\(C_{100}^{99}{100^{99}} + {100^{99}}) - 1\)
\( = {100^2} + C_{100}^2{.100^2} + ... + C_{100}^{99}{.100^{99}} + {100^{100}}\)
Tổng sau cùng chia hết cho \(10 000\) suy ra \(101^{100}– 1\) chia hết cho \(10 000\).
c) \({(1 + \sqrt {10} )^{100}} = 1 - C_{100}^1\sqrt {10} + C_{100}^2{\left( {\sqrt {10} } \right)^2} - ... \)
\(- C_{100}^{99}{\left( {\sqrt {10} } \right)^{99}} + {\left( {\sqrt {10} } \right)^{100}}\)
\(= 1 - C_{100}^1\sqrt {10} + C_{100}^2{\left( {\sqrt {10} } \right)^2} - ... - C_{100}^{99}{\left( {\sqrt {10} } \right)^{99}}\)
\(+ {\left( {\sqrt {10} } \right)^{100}}\)
\(\sqrt {10} \left[ {{{\left( {1 + \sqrt {10} } \right)}^{100}} - {{\left( {1 - \sqrt {10} } \right)}^{100}}} \right]\)=
\( 2\sqrt {10} .\left[ {C_{100}^1\sqrt {10} + C_{100}^3{{\left( {\sqrt {10} } \right)}^3} + ..+ C_{100}^{99}{{\left( {\sqrt {10} } \right)}^{99}}} \right]\)
\(= 2\left( {C_{100}^1.10 + C_{100}^3{{.10}^2} + ... + C_{100}^{99}{{.10}^{50}}} \right)\)
Tổng sau cùng là một số nguyên, suy ra \(\sqrt{10}[{(1 + 10)}^{100} – {(1- \sqrt{10})}^{100}]\) là một số nguyên.
Giaibaitap.me
Giải bài tập trang 63, 64 bài 4 phép thử và biến cố Sách giáo khoa (SGK) Đại số và Giải tích 11. Câu 1: Gieo một đồng tiền ba lần...
Giải bài tập trang 64 bài 4 phép thử và biến cố Sách giáo khoa (SGK) Đại số và Giải tích 11. Câu 5: Mô tả không gian mẫu...
Giải bài tập trang 74 bài 5 xác suất và biến cố Sách giáo khoa (SGK) Đại số và Giải tích 11. Câu 1: Gieo ngẫu nhiên một con súc sắc cân đối và đồng chất hai lần...
Giải bài tập trang 74, 75 bài 5 xác suất và biến cố Sách giáo khoa (SGK) Đại số và Giải tích 11. Câu 5: rút ngẫu nhiên cùng một lúc bốn con. Tính xác suất sao cho...