II.1. Các lực lạ bên trong nguồn điện không có tác dụng
A. tạo ra và duy trì hiệu điện thế giữa hai cực của nguồn điện.
B. tạo ra và duy trì sự tích điện khác nhau ở hai cực của nguồn điện.
C. tạo ra các điện tích mới cho nguồn điện.
D. làm các điện tích dương dịch chuyển ngược chiều điện trường bên trong nguồn điện.
Trả lời:
Đáp án C
II.2.Trong các pin điện hóa không có quá trình nào dưới đây?
A. Biến đổi hóa năng thành điện năng.
B. Biến đổi chất này thành chất khác.
C. Làm cho các cực của pin tích điện khác nhau.
D. Biến đổi nhiệt năng thành điện năng.
Trả lời:
Đáp án D
II.3. Đặt hiệu điện thế u vào hai đầu một điện trở R thì dòng điện chạy qua có cường độ I. Công suất toả nhiệt ở điện trở này không thể tính bằng công thức nào ?
A. Pnh = I2R B. Pnh = UI
C. Pnh = UI2 D. Pnh = U2/R
Trả lời:
Đáp án C
II.4. Đối với mạch điện kín gồm nguồn điện với mạch ngoài là điện trở thì hiệu điện thế mạch ngoài
A. tỉ lệ thuận với cường độ dòng điện chạy trong mạch.
B. tăng khi cường độ dòng điện chạy trong mạch tăng.
C. giảm khi cường độ dòng điện chạy trong mạch tăng.
D. tỉ lệ nghịch với cường độ dòng điện chạy trong mạch.
Trả lời:
Đáp án C
Giaibaitap.me
Giải bài tập trang 30, 31 bài ôn tập chương II Sách bài tập (SBT) Vật Lí 11. Câu II.5: Đối với mạch điện kín gồm nguồn điện và mạch ngoài là điện trở thì I dòng điện mạch chính...
Giải bài tập trang 31 bài ôn tập chương II Sách bài tập (SBT) Vật Lí 11. Câu II.8: Cho mạch điện có sơ đồ như Hình II. 1, trong đó bộ nguồn có suất điện động Eb = 42,5 V và...
Giải bài tập trang 32 bài 13 dòng điện trong kim loại Sách bài tập (SBT) Vật Lí 11. Câu 13.1: Câu nào dưới đây nói về tính chất điện của kim loại là không đúng ?...
Giải bài tập trang 33 bài 13 dòng điện trong kim loại Sách bài tập (SBT) Vật Lí 11. Câu 13.5: Dựa vào quy luật phụ thuộc nhiệt độ của điện trở suất của dây kim loại, tìm công thức ...