Trang chủ
Loigiaihay.com 2024

Đã cập nhật bản mới với lời giải dễ hiểu và giải thêm nhiều sách

Xem chi tiết
Bình chọn:
4.9 trên 7 phiếu

Giải sách bài tập Vật lí 11

CHƯƠNG VII - MẮT. CÁC DỤNG CỤ QUANG

Giải bài tập trang 94 bài ôn tập chương VII sách bài tập (SBT) Vật lý 11. Câu VII.5: Trong công thức về số bội giác của kính hiển vi ngắm chừng ở vô cực...

Bài VII.5, VII.6 trang 94 sách bài tập (SBT) Vật lý 11

VII.5. Trong công thức về số bội giác của kính hiển vi ngắm chừng ở vô cực  \({G_\infty } = {{\delta {\rm{D}}} \over {{f_1}{f_2}}}\) thì đại lượng  \(\delta\)  là gì?

A. Chiều dài của kính.

B. Khoảng cách F1’F2

C. Khoảng cực cận của mắt người quan sát.

D. Một đại lượng khác A, B, C

Trả lời:

Đáp án B

VII.6. Công thức về số bội giác G = f1/f2 của kính thiên văn khúc xạ áp dụng được cho trường hợp ngắm chừng nào?

A. Ở điểm cực cận

B. Ở điểm cực viễn.

C. Ở vô cực (hệ vô tiêu)

D. Ở mọi trường hợp ngắm chừng vì vật luôn ở vô cực.

Trả lời:

Đáp án C

 


Bài VII.7 trang 94 Sách bài tập (SBT) Vật lý 11

Một thấu kính hội tụ có tiêu cự f.  Đặt thấu kính này giữa vật AB và màn (song song với vật) sao cho ảnh của AB hiện rõ trên màn và gấp hai lần vật.  Để ảnh rõ nét của vật trên màn gấp ba lần vật, phải tăng khoảng cách vật - màn thêm 10 cm. Tính tiêu cự f của thấu kính.

Trả lời:

Theo đề bài: k1 = -2 --> - d­1’/d1 = -2 --> d1’ = 2d1

Ta cũng có: 

\({k_1} = {f \over {f - {d_1}}} = - 2 \Rightarrow {d_1} = {{3f} \over 2}\)

Vậy L1 = d1 + d1’ = 9f/2

Xem Hình VII.1G.

Tương tự: k2 = -3 --> L2 = d2 + d2’ = 16f/3

Do đó: L2 – L1 = 10cm --> 5f/6 = 10cm --> f = 12cm.

 


Bài VII.8 trang 94 Sách bài tập (SBT) Vật lý 11

Một thấu kính phân kì L1 có tiêu cự f = -20 cm. S là điểm sáng ở vô cực trên trục chính.

a) Xác định ảnh S1 tạo bởi Ll

b) Ghép thêm thấu kính hội tụ L2 sau L1 đồng trục. Sau L2 đặt một màn vuông góc với trục chính chung và cách L1 một đoạn 100 cm.

Khi tịnh tiến L2, chỉ có một vị trí duy nhất của L2 tạo ảnh sau cùng rõ nét trên màn. Tính f2.

Trả lời:

a) d1 --> ∞; d1’ = f1 = -20cm

b)  

Khi S2’ hiện trên màn (Hình VII.2G) ta có:

d2 + d2’ = l + |f1| = L = const

\(\eqalign{
& \Rightarrow {d_2} + {{{d_2}{f_2}} \over {{d_2} - {f_2}}} = L \cr
& \Rightarrow d_2^2 - L{d_2} + L{f_2} = 0 \cr} \)

Vì chỉ có một vị trí của L2 nên phương trình trên có nghiệm kép.

\(\eqalign{
& \Delta = {L^2} - 4L{f_2} = 0 \cr
& \Rightarrow {f_2} = {L \over 4} = {{120} \over 4} = 30cm \cr} \)

Giaibaitap.me

 

Góp ý - Báo lỗi

Vấn đề em gặp phải là gì ?

Hãy viết chi tiết giúp Giaibaitap.me

Bài giải mới nhất

Bài giải mới nhất các môn khác