Bài 24.1, 24.2 trang 60 Sách bài tập (SBT) Vật Lí 11
24.1. Câu nào dưới đây nói về suất điện động cảm ứng là không đúng ?
A. Là suất điện động trong mạch kín khi từ thông qua mạch kín biến thiên.
B. Là suất điện động sinh ra dòng điện cảm ứng trong mạch kín.
C. Là suất điện động có độ lớn không đổi và tuân theo định luật Ôm toàn mạch.
D. Là suất điện động có độ lớn tuân theo định luật Fa-ra-đây và có chiều phù hợp với định luật Len-xơ.
Trả lời:
Đáp án C
24.2. Công thức nào dưới đây biểu diễn đúng và đủ định luật Fa-ra-đây về suất điện động cảm ứng ec , với là độ biến thiên từ thông qua mạch kín trong khoảng thời gian Δt?
A. \({e_c} = {{\Delta \Phi } \over {\Delta t}}\)
B. \({e_c} = - {{\Delta \Phi } \over {\Delta t}}\)
C. \({e_c} = \left| {{{\Delta \Phi } \over {\Delta t}}} \right|\)
D. \({e_c} = - \left| {{{\Delta \Phi } \over {\Delta t}}} \right|\)
Trả lời:
Đáp án B
Bài 24.3 trang 60 Sách bài tập (SBT) Vật Lí 11
Một thanh kim loại dài 10 cm chuyển động với vận tốc 15 m/s theo phương vuông góc với các đường sức của một từ trường đều có cảm ứng từ 100 mT. Xác định độ lớn của suất điện động cảm ứng trong thanh kim loại này.
A. 0,15V B. 2,5V C. 1,5V D. 4,5V
Trả lời:
Sau khoảng thời gianΔt, thanh kim loại có độ dài l chuyển động với vận tốc \(\overrightarrow v \) theo phương vuông góc với các đường sức của một từ trường có cảm ứng từ \(\overrightarrow B \) , quét được diện tích ΔS = IvΔt. Khi đó từ thông qua diện tích quét ΔS bằng :
\(\Delta \Phi = B\Delta S = B\ell v\Delta t\)
Áp dụng công thức của định luật Fa-ra-đây
\(\left| {{e_c}} \right| = \left| {{{\Delta\Phi}\over{\Delta t}}}\right|\), ta xác định được suất điện động cảm ứng trong thanh kim loại :
|ec| = Blv = 100.10-3. 10.10-2.15 = 0,15 V
Bài 24.4 trang 60 Sách bài tập (SBT) Vật Lí 11
Một cuộn dây dẫn dẹt có đường kính 10 cm gồm 500 vòng dây được đặt trong từ trường. Xác định suất điện động cảm ứng trong cuộn dây dẫn này, nếu độ lớn của cảm ứng từ tăng từ 0 đến 2,0 T trong khoảng thời gian 0,10 s.
A. 7,5V B. 78,5 mV
C. 78,5V D. 6,75V
Trả lời:
Mỗi vòng của cuộn dây dẫn có diện tích :
\(S = {{\pi {d^2}} \over 4} = {{3,14.{{(10)}^2}} \over 4} = 78,5c{m^2}\)
Trong thời gian Δt, từ thông qua cuộn dây dẫn biến thiên một lượng :
\(\Delta \Phi = NB\Delta S\)
Áp dụng công thức của định luật Fa-ra-đây, ta xác định được độ lớn của suất điện động cảm ứng xuất hiện trong cuộn dây dẫn :
\(\left| {{e_c}} \right| = \left| {{{\Delta \Phi } \over {\Delta t}}} \right| = {{{{500.2,0.78,5.10}^{ - 4}}} \over {0,10}} = 78,5V\)
Giaibaitap.me
Giải bài tập trang 60 bài 24 suất điện động cảm ứng Sách bài tập (SBT) Vật Lí 11. Câu 24.5: Một thanh kim loại nằm ngang dài 100 cm, quay quanh một trục thẳng đứng đi qua một đầu của thanh...
Giải bài tập trang 61 bài 24 suất điện động cảm ứng Sách bài tập (SBT) Vật Lí 11. Câu 24.8: Một ống dây dẫn hình trụ dài gồm 1000 vòng dây, diện tích mỗi vòng là 100 cm2....
Giải bài tập trang 62 bài 25 suất điện động tự cảm Sách bài tập (SBT) Vật Lí 11, Câu 25.1: Câu nào dưới đây nói về hiện tượng tự cảm là không đúng ?...
Giải bài tập trang 63 bài 25 suất điện động tự cảm Sách bài tập (SBT) Vật Lí 11. Câu 25.4: Một cuộn cảm có độ tự cảm 0,10 H. Xác định suất điện động tự cảm trong cuộn cảm này khi cường độ dòng điện trong nó biến thiên đều 200 A/s....