Bài 16.8* trang 40 Sách bài tập (SBT) Vật Lí 11
Chứng minh rằng trong ống tia catôt, vận tốc của êlectron khi đến anôt được tính theo công thức :
\(v = \sqrt {{{2eU} \over m}} \)
trong đó m là khối lượng và e là độ lớn điện tích của êlectron, U là hiệu điện thế giữa anôt A và catôt K của điôt chân không. Bỏ qua vận tốc ban đầu của electron khi mới bứt ra khỏi catôt.
Trả lời:
Gọi U là hiệu điện thế giữa anôt và catôt. Trong điôt chân không, êlectron chịu tác dụng của lực điện trường, bay từ catôt đến anôt. Khi đó độ biến thiên động năng của êlectron có giá trị bằng công của lực điện trường :
\({{m{v^2}} \over 2} - {{mv_0^2} \over 2} = eU\)
Vì vận tốc chuyển động nhiệt của êlectron khá nhỏ có thể bỏ qua, nên có thể xem như êlectron rời khỏi catôt với vận tốc v0 = 0. Như vậy, ta suy ra :
\({{m{v^2}} \over 2} = eU \Rightarrow v = \sqrt {{{2eU} \over m}} \)
Bài 16.9 trang 40 Sách bài tập (SBT) Vật Lí 11
Xác định vận tốc của êlectron bay trone điện trường giữa anôt và catot của ống tia catôt khi hiệu điện thế giữa hai điện cực này là UAK = 2400 V. Cho biết êlectron có khối lượng m = 9,1,10-31 kg và điện tích -e = -1,6.10-19 C. Coi rằng êlectron bay ra khỏi catôt với vận tốc v0 = 0.
Trả lời:
Áp dụng công thức chứng minh được trong bài tập 16.8*:
\(v = \sqrt {{{2eU} \over m}} \)
Thay số ta tìm được:
\(v = \sqrt {{{{{2.1,6.10}^{ - 19}}.2400} \over {{{9,1.10}^{ - 31}}}}} \approx {2,9.10^7}m/s.\)
Bài 16.10 trang 40 Sách bài tập (SBT) Vật Lí 11
Xác định vận tốc chuỵển động nhiệt u của êlectron khi nó vừa bay ra khỏi catôt ở nhiệt độ T = 2000 K trong đèn điôt chân không. Cho biết êlectron có khối lượng m = 9,1.10-31kg và năng lượng chuyển động nhiệt ở nhiệt độ T là \(\varepsilon = {{3kT} \over 2}\), với k = 1,38.10-23 J/K
Trả lời:
Ở nhiệt độ T, electron có động năng \(${{\rm{W}}_d} = {{m{u^2}} \over 2}$\) đúng bằng năng lượng chuyển động nhiệt \(\varepsilon = {{3kT} \over 2}\) của nó, tức là:
\(${{m{u^2}} \over 2} = {{3kT} \over 2}$\)
Từ đó suy ra vận tốc chuyển động nhiệt của êlectron ở nhiệt đô T = 2000K:
\(u = \sqrt {{{3kT} \over m}} = \sqrt {{{{{3.1,38.10}^{ - 23}}.2000} \over {{{9,1.10}^{ - 31}}}}} \approx {3.10^5}m/s\)
Giaibaitap.me
Giải bài tập trang 40, 41, 42 bài 17 dòng điện trong chất bán dẫn Sách bài tập (SBT) Vật Lí 11. Câu 17.1: Câu nào dưới đây nói vé tính chất của các chất bán dẫn là không đúng ?...
Giải bài tập trang 42, 43 bài 17 dòng điện trong chất bán dẫn Sách bài tập (SBT) Vật Lí 11. Câu 17.6: .Hình nào trong Hình 17.1 mô tả đúng mô hình cấu trúc và sự hình thành điện trường....
Giải bài tập trang 43, 45 bài ôn tập chương III Sách bài tập (SBT) Vật Lí 11. Câu III.1: Khi cho dòng điện chạy qua một sợi dây thép thì nhiệt độ của sợi dây này tăng thêm 250°C và điện trở của nó tăng gấp đôi....
Giải bài tập trang 45, 46 bài ôn tập chương III Sách bài tập (SBT) Vật Lí 11. Câu III.11: Trong bình điện phân dung dịch đồng sunphat (CuSO4) có anôt bằng đồng...