Bài 14.1 trang 34 Sách bài tập (SBT) Vật Lí 11
Câu nào dưới đây nói về bản chất dòng điện trong chất điện phân là đúng ?
A. Là dòng các êlectron chuyển động có hướng ngược chiều điện trường.
B. Là dòng các ion dương-chuyển động có hướng thuận chiều điện trường.
C. Là dòng các ion âm chuyển động có hướng ngược chiều điện trường.
D. Là dòng chuyển động có hướng đồng thời của các ion dương thuận chiều điện trường và của các ion âm ngược chiều điện trường.
Trả lời:
Đáp án D
Bài 14.2 trang 34,35 Sách bài tập (SBT) Vật Lí 11
Câu nào dưới đây nói về hiện tượng điện phân có dương cực tan là đúng ?
A. Là hiện tượng điện phân dung dịch axit hoặc bazơ với điện cực là graphit.
B. Là hiện tượng điện phân dung dịch muối có chứa kim loại dùng làm catôt
C. Là hiện tượng điện phân dung dịch muối có chứa kim loại dùng làm anôt. Kết quả là kim loại tan dần từ anôt tải sang catôt.
D. Là hiện tượng điện phân dung dịch muối có chứa kim loại dùng làm anôt. Kết quả là kim loại được tải dần từ catôt sang anôt.
Trả lời:
Đáp án C
Bài 14.3 trang 35 Sách bài tập (SBT) Vật Lí 11
Một bình điện phân chứa dung dịch muối niken với hai điện cực bằng niken. Xác định khối lượng niken bám vào catôt khi cho dòng điện cường độ I = 5,0 A chạy qua bình này trong khoảng thời gian t = 1 giờ. Đương lượng điện hoá của niken là 0,3.10-3 g/C.
A. 1,5 kg. B. 5,4 g.
C. 1,5 g. D. 5,4 kg.
Trả lời:
Đáp án B
Khối lượng của niken được giải phóng ra ở điện cực của bình điện phân tuân theo định luật I Fa-ra-đây :
m = kq = kIt
trong đó k là đương lượng điện hoá của niken, q = It là điện lượng chuyển qua dung dịch điện phân.
Thay số, ta tìm được : m = 0,3.10-3.5,0.3600 = 5,4g.
Bài 14.4 trang 35 Sách bài tập (SBT) Vật Lí 11
Một bình điện phân chứa dung dịch đồng sunphat (CuS04) có anôt bằng đồng. Cho dòng điện không đổi chạy qua bình này trong thời gian 30 phút, khi đó khối lượng của catôt tăng thêm 1,143 g. Xác định cường độ dòng điện chạy qua bình điện phân. Đồng (Cu) có khối lượng mol là của A = 63,5 g/mol.
A. 0,965 A. B. 1,93 A.
C. 0,965 mA. D. 1,93 mA.
Trả lời:
Đáp án B
Áp dụng công thức Fa-ra-đây về điện phân dung dịch đồng sunphat (CuSO4) có anôt bằng đồng (Cu), ta có:
\(m = {1 \over F}.{A \over n}.It = {1 \over {96500}}.{A \over n}.It\)
Thay số, với A = 63,5 g/mol, n = 2, t = 30 phút = 1800 giây và m = 1,143 g. ta tìm được cường độ dòng điện chạy qua dung dịch điện phân :
\(I = {{96500.nm} \over {At}} = {{96500.2.1,143} \over {63,5.30.60}} = 1,93A\)
Giaibaitap.me
Giải bài tập trang 35, 36 bài 14 dòng điện trong chất điện phân Sách bài tập Vật Lí 11. Câu 14.5: Một bình điện phân chứa dung dịch bạc nitrat (AgN03) có anôt bằng bạc và điện trở là 2,5 Ω...
Giải bài tập trang 36 bài 14 dòng điện trong chất điện phân Sách bài tập (SBT) Vật Lí 11. Câu 14.9: Khi điện phân dung dịch nhôm ôxit Al2O3 nóng chảy, người ta cho dòng điện cường độ 20 kA chạy qua dung dịch này...
Giải bài tập trang 36, 37 bài 15 dòng điện trong chất khí Sách bài tập (SBT) Vật Lí 11. Câu 15.1: Quá trình dẫn điện nào dưới đây của chất khí là quá trình dân điện không tự lực ?...
Giải bài tập trang 38 bài 15 dòng điện trong chất khí Sách bài tập (SBT) Vật Lí 11. Câu 15.6: Câu nào dưới đây nói về tia lửa điện là không đúng ?...