Bài 1 trang 57 sgk đại số và giải tích 11
Viết khai triển theo công thức nhị thức Niu - Tơn:
a) \({\left( {a{\rm{ }} + {\rm{ }}2b} \right)^5}\);
b) \({\left( {a{\rm{ }} - {\rm{ }}\sqrt 2 } \right)^6}\)
c) \({\left( {x - {1 \over x}} \right)^{13}}\)
Bài giải:
a) Theo dòng 5 của tam giác Pascal, ta có:
\({(a + 2b)^5} = {a^5} + 5{a^4}.2b + 10{a^3}.{(2b)^2} + 10{a^2}{(2b)^3}\)
\(+ 5a.{(2b)^4} + {(2b)^5}\)\(={a^5} + 10{a^4}b + 40{a^3}{b^2} + 80{a^2}{b^3} + 80a{b^4} + 32{b^5}\)
b) Theo dòng 6 của tam giác Pascal, ta có:
\({\left( {a - \sqrt 2 } \right)^6} = {a^6} + 6{a^5}\left( { - \sqrt 2 } \right) + 15{a^4}{\left( { - \sqrt 2 } \right)^2} \)
\(+ 20{a^3}{\left( { - \sqrt 2 } \right)^3} + 15{a^{^2}}{\left( { - \sqrt 2 } \right)^4} + 6a{\left( { - \sqrt 2 } \right)^5}\)
\(+ {\left( { - \sqrt 2 } \right)^6}\)\(={a^6} - 6\sqrt 2 {a^5} + 30{a^4}- 40\sqrt 2 {a^3}\)
\(+ 60{a^2} - 24\sqrt 2 a + 8\)
c) Theo công thức nhị thức Niu – Tơn, ta có:
\({\left( {x - {1 \over x}} \right)^{13}} = \sum\limits_{k = 0}^{13} {C_{13}^k{x^{13 - k}}{{\left( { - {1 \over x}} \right)}^k} = }\)
\(\sum\limits_{k = 0}^{13} {C_{13}^k{{( - 1)}^k}{x^{13 - 2k}}} \)
Nhận xét: Trong trường hợp số mũ \(n\) khá nhỏ (chẳng hạn trong các câu a) và b) trên đây) thì ta có thể sử dụng tam giác Pascal để tính nhanh các hệ số của khai triển.
Bài 2 trang 58 sgk đại số và giải tích 11
Tìm hệ số của \(x^3\) trong khai triển của biểu thức: \({\left( {x + {2 \over {{x^2}}}} \right)^6}\).
Bài giải:
\({\left( {x + {2 \over {{x^2}}}} \right)^6} = \sum\limits_{k = 0}^{ 6} {C_6^k} .{x^{6 - k}}{\left( {{2 \over {{x^2}}}} \right)^k} = \sum\limits_{k = 0}^{ 6} {C_6^k} {.2^k}.{x^{6 - 3k}}\)
Trong tổng này, số hạng \(\sum\limits_{k = 0}^{ 6} {C_6^k} {.2^k}.{x^{6 - 3k}}\) có số mũ của \(x\) bằng \(3\) khi và chỉ khi
\(\left\{\begin{matrix} 6 - 3k = 3& & \\ 0 \leq k \leq 6& & \end{matrix}\right.\)\( ⇔ k = 1\).
Do đó hệ số của \(x^3\) trong khai triển của biểu thức đã cho là:
\(2C_6^1 = 2.6 = 12\)
Bài 3 trang 58 sgk đại số và giải tích 11
Biết hệ số của \(x^2\) trong khai triển của \((1 - 3x)^n\) là \(90\). Tìm \(n\).
Bài giải:
Với số thực \(x ≠ 0 \) và với mọi số tự nhiên \(n ≥ 1\), ta có:
\({(1 - 3x)^n} = \sum\limits_{k = 0}^n {C_n^k{{.1}^{n - k}}.{{( - 3x)}^k} = } \)
\(\sum\limits_{k = 0}^n {C_n^k{{.1}^{n - k}}.{{( - 3)}^k}.{x^k}} \)
Suy ra hệ số của \(x^2\) trong khai triển này là \({(-3)^2}C_n^2\).Theo giả thiết, ta có:
\({(-3)^2}C_n^2 = 90 \Rightarrow C_n^2 = 10\).
Từ đó ta có:
\(\frac{n!}{2!(n - 2)!} = 10\)\( ⇔ n(n - 1) = 20\).
\(⇔ n^2 – n – 20 = 0 ⇔ n = -4\) (loại) hoặc \(n = 5\) (thỏa mãn).
Giaibaitap.me
Giải bài tập trang 58 bài 3 nhị thức niu-tơn Sách giáo khoa (SGK) Đại số và Giải tích 11. Câu 4: Tìm số hạng không chứa x trong khai triển của...
Giải bài tập trang 63, 64 bài 4 phép thử và biến cố Sách giáo khoa (SGK) Đại số và Giải tích 11. Câu 1: Gieo một đồng tiền ba lần...
Giải bài tập trang 64 bài 4 phép thử và biến cố Sách giáo khoa (SGK) Đại số và Giải tích 11. Câu 5: Mô tả không gian mẫu...
Giải bài tập trang 74 bài 5 xác suất và biến cố Sách giáo khoa (SGK) Đại số và Giải tích 11. Câu 1: Gieo ngẫu nhiên một con súc sắc cân đối và đồng chất hai lần...