Câu 1 trang 191 SGK Hóa học 11 Nâng cao
Điền chữ Đ (đúng) hoặc S (sai) vào các dấu [ ] ở mỗi câu sau:
a) Benzen là một hiđrocacbon không no [ ]
b) Benzen là một hiđrocacbon thơm [ ]
c) Ở benzen, 3 liên kết đôi ngắn hơn 3 liên kết đơn [ ]
d) Ở benzen, 6 liên kết cabon-cacbon đều như nhau [ ]
e) Ở benzen, 6 C tạo thành một lục giác đều [ ]
g) Ở xiclohexan, 6 C tạo thành một lục giác đều [ ]
Giải
a) S b) Đ c) S
d) Đ e) Đ g) S
Câu 2 trang 191 SGK Hóa Học 11 Nâng cao
Hãy cho biết vì sao người ta biểu diễn công thức cấu tạo của bezen bằng một hình lục giác đều với một vòng tròn ở trong.
Giải
Người ta biểu diễn công thức cấu tạo của benzen bằng một hình lục giác đều có một vòng ở trong vì:
- Sáu nguyên tử C trong phân tử benzen ở trạng thái lai hóa \(s{p^2}\).
- Cả sáu nguyên tử C và sáu nguyên tử H của phân tử benzen cùng nằm trên một mặt phẳng.
- Các liên kết C – C có độ dài bằng nhau.
- Các góc hóa trị bằng \({120^o}\)
Câu 3 trang 191 SGK Hóa học 11 Nâng cao
Những hợp chất nào dưới đây có thể và không thể chứa vòng benzen, vì sao ?
a) \({C_8}{H_6}C{l_2}\) b) \({C_{10}}{H_{16}}\)
c) \({C_9}{H_{14}}BrCl\) d) \({C_{10}}{H_{12}}{(N{O_2})_2}\)
Giải
Để hình thành một vòng benzen phải cần 4 liên kết \(\pi \): Một liên kết \(\pi \) dùng để làm vòng (một vòng tương ứng với một liên kết \(\pi \)) và 3 liên kết \(\pi \) còn lại nằm trong. Như vậy một tập hợp chất chứa vòng benzen sẽ có số liên kết \(\pi \) tối thiểu là 4.
Hợp chất vòng benzen là \({C_8}{H_6}C{l_2}\) và \({C_{10}}{H_{12}}{(N{O_2})_2}\)
Độ bất bão hòa:
\({C_8}{H_6}C{l_2}\) có \( k = \left( {\pi + v} \right) = \frac{1}{2}(2.8 - 8) = 5\)
\({C_{10}}{H_{12}}{(N{O_2})_2}\) có
Hợp chất không chứa vòng benzen là \({C_{10}}{H_{16}}\) và \({C_9}{H_{14}}BrCl\)
Độ bất bão hòa: \({C_{10}}{H_{16}}\)có \(k = \left( {\pi + v} \right) = \frac{1}{2}(2.10 + 2 - 16) = 3 < 4\)
\({C_9}{H_{14}}BrCl\) có \(k = \left( {\pi + v} \right) = \frac{1}{2}(9.2 + 2 - 16) = 2 < 4\)
Giaibaitap.me
Giải bài tập trang 192 bài 46 benzen và ankylbenzen SGK Hóa học 11 Nâng cao. Câu 4: Hãy viết công thức phân tử của các đồng đẳng của benzen chứa 8 và 9 nguyên tử C...
Giải bài tập trang 192 bài 46 benzen và ankylbenzen SGK Hóa học 11 Nâng cao. Câu 7: Dùng công thức cấu tạo viết phương trình hóa học và gọi tên sản phẩm ở các phản ứng sau...
Giải bài tập trang 196 bài 47 stiren và naphtalen SGK Hóa học 11 Nâng cao. Câu 1: Ba học sinh viết công thức cấu tạo của naphtalen theo ba cách dưới đây và đều cho là mình đúng, bạn sai. Ý kiến của em như thế nào ?...
Giải bài tập trang 196 bài 47 stiren và naphtalen SGK Hóa học 11 Nâng cao. Câu 4: Hãy dùng công thức cấu tạo viết sơ đồ phản ứng...