I. THẾ NÀO LÀ TRƯỜNG TỪ VỰNG
Câu 1.
Các từ in đậm: "mặt, mắt, da, gò má, đùi, đầu, cánh tay, miệng" cùng là các bộ phận trên cơ thể con người.
II/LUYỆN TẬP
Câu 1:
Các từ thuộc trường từ vựng “người ruột thịt” trong văn bản Trong lòng mẹ : Thầy, mẹ, cô, mợ, con, cháu, anh em.
Câu 2:
Đặt tên trường từ vựng:
a. Dụng cụ đánh bắt thủy sản.
b. Vật dụng để chứa.
c. Hoạt động của chân.
d. Trạng thái tâm lý, tình cảm.
e. Tính cách.
g. Dụng cụ để viết.
Câu 3:
Các từ in đậm trong đoạn văn thuộc trường từ vựng: Thái độ tình cảm.
Câu 4:
Khứu giác: Mũi, thính, điếc, thơm, rõ
Thính giác: nghe, tai, thính, điếc, rõ.
Câu 5:
- Lưới:
+ Trường đồ dùng bắt cá: vó, chài.
+ Trường dụng cụ, máy móc: rào lưới sắt, túi lưới, mạng lưới điện…
- Lạnh:
+ Trường thời tiết: rét, buốt, cóng…
+ Trường tình cảm: lạnh nhạt, giọng nói lạnh lùng, mặt lạnh như tiền..
+ Trường màu sắc: màu xám lạnh, màu xanh ngắt.
Câu 6: Tác giả đã chuyển trường từ vựng "quân sự" sang trường từ vựng "nông nghiệp".
Câu 7:
- Đoạn văn có trường từ vựng “môn bóng đá”:
Bóng đá được biết đến là một môn thể thao đồng đội, chơi giữa hai đội, mỗi đội có 11 cầu thủ. Mục tiêu của trò chơi là ghi điểm bằng cách đưa bóng vào khung thành đối thủ. Ngoài thủ môn, các cầu thủ không được cố ý dùng tay hoặc cánh tay để chơi bóng. Đội chiến thắng là đội ghi được nhiều điểm hơn khi kết thúc trận đấu.
Giaibaitap.me