Trang chủ
Loigiaihay.com 2024

Đã cập nhật bản mới với lời giải dễ hiểu và giải thêm nhiều sách

Xem chi tiết
Bình chọn:
3.4 trên 12 phiếu

Giải bài tập Vật lí 8

CHƯƠNG I. CƠ HỌC

Giải bài tập trang 28, 29, 30 bài 9 Áp suất khí quyển Sách giáo khoa (SGK) Vật lí 8. Câu C1: Hút bớt không khí trong vỏ hộp sữa bằng giấy, ta thấy vỏ hộp bị bẹp theo nhiều phía...

Câu 1 - trang 32 SGK vật lý 8

Hút bớt không khí trong vỏ hộp sữa bằng giấy, ta thấy vỏ hộp bị bẹp theo nhiều phía.

Hãy giải thích tại sao.

Giải:

Khi hút bớt không khí trong vỏ hộp ra, thì áp suất của không khí trong hộp nhỏ hơn áp suất ở ngoài, nên vỏ hộp chịu tác dụng áp dụng của áp suất không khí từ ngoài vào làm vỏ hộp bị bẹp theo mọi phía


Câu 2 - trang 32 SGK vật lý 8

Căm một ống thủy tinh ngập trong nước rồi lấy ngón tay bịt kín đầu phía trên và kéo ra khỏi nước.

Nước có chảy ra khỏi ống nước hay không? Tại sao ?

Giải: Nước không chảy ra khỏi ống vì áp lực của không khí  tác dụng vào nước từ dưới lên lớn hơn trọng lượng của cột nước(áp lực của không khí bằng trọng lượng của cột nước cao 10,37 m).


Câu 3 - trang 32 SGK vật lý 8

Nếu bỏ ngón tay bịt kín ra khỏi ống (thí nghiệm ở câu 2) ra thì xảy ra hiện tượng gì? Giải thích tại sao?

Giải:

Nếu bỏ ngón tay bịt đầu trên của ống ra thì nước sẽ chảy ra khỏi ống, vì khi bỏ ngón tay bịt đầu trên của ống thì khí trong ống thông với áp suất  khí quyển. Áp suất khí trong ống cộng với áp suất cột nước trong ống lớn hơn áp suất khí quyển, bởi vậy nước chảy từ trong ống ra. 


Câu 4 - trang 33 SGK vật lý 8

Năm 1654, Ghê rich(1602-1678), thị trường thành phố Mác đơ buốc của đức đã làm thì nghiệm sau:

Ông lấy hai bán cầu đóng rỗng, đường kính khoảng 30cm, mép được mài nhẵn, úp chặt vào nhau sao cho không khí không lọt vào được. sau đó dung máy bơm rút không khí bên trong quả cầu rồi đóng khóa van lại. Người ta phải dung hai đàn ngựa mỗi đàn 8 con mà cũng không kéo rời hai bán cầu rời ra.

Hãy giải thích tại sao.?

Giải:

Vì khí rút hết không khí ra thì áp suất trong quả cầu bằng không, trong khi đó vỏ quả  cầu chịu áp suất khí quyển từ mọi phía làm cho hai bán cầu ép chặt vào với nhau.


Câu 5 - trang 34 SGK vật lý 8

Các áp suất tác dụng lên A(ở ngoài ống) và lên B(ở trong ống) có bằng nhau không ? tại sao?

Giải

Áp suất tác dụng lên A(ở ngoài ống) và áp suất tác dụng lên B ở trong ống bằng nhau vì hai điểm này cùng nằm trên một mặt phẳng nằm ngang  trong chất lỏng


Câu 6 - trang 34 SGK vật lý 8

Áp suất tác dụng lên A là áp suất nào? Áp suất tác dụng lên B là áp suất nào?

Giải:

Áp suất tác dụng lên A là áp suất khí quyển, áp suất tác dụng lên B ( ở trong ống) là áp suất gây ra bởi trọng lượng của cột thủy ngân cao 76 cm.

Giaibaitap.me

Góp ý - Báo lỗi

Vấn đề em gặp phải là gì ?

Hãy viết chi tiết giúp Giaibaitap.me