Câu 1, câu 2, câu 3 trang 33 sgk sinh học lớp 8
Câu 1. Đặc điểm cấu tạo nào của tế bào cơ phù hợp với chức năng
co cơ ?
Câu 2. Khi các em đi hoặc đứng, hãy để ý tìm hiểu xem có lúc nào cả cơ gấp và cơ duỗi cẳng chân cùng co. Giải thích hiện tượng đó.
Câu 3*. Có Khi nào cả cơ gấp và cơ duỗi một bộ phận cơ thể cùng co tối đa hoặc cùng duỗi tối đa ? Vì sao ?
Bài giải:
Câu 1. Đặc điểm cấu tạo phù hợp với chức năng co của cơ là :
- Tế bào cơ gồm nhiều đơn vị cấu trúc nối liền với nhau nên tế bào cơ dài.
- Mỗi đơn vị cấu trúc có các tơ cơ dày và tơ cơ mảnh bố trí xen kẽ để khi tơ cơ mảnh xuyên vào vùng phân bố của tơ cơ dày sẽ làm cơ ngắn lại tạo nên sự co cơ.
Câu 2. Khi đứng cả cơ gấp và cơ duỗi cẳng chân cùng co nhưng không co tối đa. Cả 2 cơ đối kháng đều co tạo ra thế cân bằng giữ cho hệ thống xương chân thẳng để trọng tâm cơ thể rơi vào chân đế.
Câu 3.
- Không khi nào cả 2 cơ gấp và duỗi của một bộ phận cơ thể cùng co tối đa.
- Cơ gấp và cơ duỗi của một bộ phận cơ thể cùng duỗi tối đa khi các cơ này mất khả năng tiếp nhận kích thích do đó mất trương lực cơ (trường hợp người bị liệt).
Giaibaitap.me
Giải bài tập trang 36 bài 10 Hoạt động của cơ Sách giáo khoa (SGK) Sinh học 8. Câu 1: Công của cơ được sử dụng vào mục đích nào...
Giải bài tập trang 39 bài 11 Tiến hóa của hệ vận động Sách giáo khoa (SGK) Sinh học 8. Câu 1: Đặc điểm cấu tạo nào của tế bào cơ phù hợp với chức năng co cơ...
Giải bài tập trang 44 bài 13 Máu và môi trường trong cơ thể Sách giáo khoa (SGK) Sinh học 8. Câu 1: Máu gồm những thành phần cấu tạo nào ? Nêu chức năng của huyết tương và hồng cầu...
Giải bài tập trang 47 bài 14 Bạch cầu - Miễn dịch Sách giáo khoa (SGK) Sinh học 8. Câu 1: Các bạch cầu đã tạo nên những hàng rào phòng thủ nào để bảo vệ cơ thể ...