Câu 1, câu 2, câu 3, câu 4 trang 36 sinh học lớp 8
Câu 1. Công của cơ được sử dụng vào mục đích nào ?
Câu 2. Hãy giải thích nguyên nhân của sự mỏi cơ.
Câu 3. Nêu những biện pháp để tăng cường khả năng làm việc của các biện pháp chống mỏi cơ.
Câu 4. Hằng ngày lập thể dục buổi sáng đều đặn và dành 30 phút buổi chiều để tham gia thể thao. Chú ý đừng vui chơi quá sức, ảnh hưởng đến lao động và học tập. Hãy theo dõi sự phát triển của cơ sau 3 tháng.
Trả lời:
Câu 1. Công của cơ được sử dụng trong các thao tác vận động trong lao động. Nếu có một lực F tác động vào vật làm vật dịch chuyển t quãng đường s theo phương của lực thì sản sinh một công là : A = Fs.
Câu 2. Sự ôxi hoá các chất dinh dưỡng do máu mang tới, tạo ra năng lượng cung cấp cho sự co cơ, đồng thời sản sinh ra nhiệt và chất thải là khí cacbônic.
Nếu lượng ôxi cung cấp thiếu thì sản phẩm tạo ra trong điều kiện thiếu ôxi là axit lactic. Axit lactic bị tích tụ sẽ đầu độc làm cơ mỏi.
Câu 3. Để lao động có năng suất cao cần làm việc nhịp nhàng, vừa sức đảm bảo khối lượng và nhịp co cơ thích hợp. Ngoài ra, cũng cần có tinh thần thoải mái vui vẻ.
Việc rèn luyện thân thể thường xuyên thông qua lao động, thể dục thể thao sẽ làm tăng dần khả năng co cơ và sức chịu đựng của cơ, đây cũng là biện pháp nâng cao năng suất lao động.
Khi mỏi cơ cần được nghỉ ngơi, thở sâu kết hợp với xoa bóp cho máu lưu thông nhanh. Sau hoạt động chạy (khi tham gia thể thao) nên đi bộ từ từ đến khi hô hấp trở lại bình thường mới nghỉ ngơi và xoa bóp.
Câu 4. Rèn luyện cơ và thân thể theo hướng dẫn trong sách giáo khoa, theo dõi sự phát triển của cơ thể và rút kinh nghiệm để điều chỉnh sự rèn luyện tiếp theo sao cho phù hợp.
Giaibaitap.me
Giải bài tập trang 39 bài 11 Tiến hóa của hệ vận động Sách giáo khoa (SGK) Sinh học 8. Câu 1: Đặc điểm cấu tạo nào của tế bào cơ phù hợp với chức năng co cơ...
Giải bài tập trang 44 bài 13 Máu và môi trường trong cơ thể Sách giáo khoa (SGK) Sinh học 8. Câu 1: Máu gồm những thành phần cấu tạo nào ? Nêu chức năng của huyết tương và hồng cầu...
Giải bài tập trang 47 bài 14 Bạch cầu - Miễn dịch Sách giáo khoa (SGK) Sinh học 8. Câu 1: Các bạch cầu đã tạo nên những hàng rào phòng thủ nào để bảo vệ cơ thể ...
Giải bài tập trang 50 bài 15 Đông máu và nguyên tắc truyền máu Sách giáo khoa (SGK) Sinh học 8. Câu 1: Tiểu cầu đã tham gia bảo vệ cơ thể chống mất máu như thế nào...