Trang chủ
Loigiaihay.com 2024

Đã cập nhật bản mới với lời giải dễ hiểu và giải thêm nhiều sách

Xem chi tiết
Bình chọn:
4.9 trên 7 phiếu

Giải bài tập Lịch sử 8

Giải bài 1, bài 2, giải bài tập lí thuyết trang 98 Lịch sử 8. Bài 2. Vì sao giới cầm quyền tại Nhật Bản lại tiến hành chiến tranh xâm lược bành trướng ra bên ngoài ?

Câu hỏi 1 – Mục I – Tiết học 19 – Trang 97 – SGK Lịch sử 8

Em có nhận xét gì về nước Nhật trong những năm 1918 – 1929 ?

Hướng dẫn.

Nhận xét : Kinh tế Nhật Bản chỉ phát triển một vài năm sau chiến tranh, không ổn định, bấp bênh, nông nghiệp lạc hậu, trì trệ, mất cân đối, khủng hoảng kinh tế tàn phá nghiêm trọng nền kinh tế.


Câu hỏi 1 – Mục II – Tiết học 19 – Trang 98 – SGK Lịch sử 8

Trình bày kế hoạch xâm lược của Nhật Bản.

Trả lời:

Để đưa nước Nhật ra khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế giải quyết những khó khăn do thiếu nguồn nguyên liệu và thị trường tiêu thụ hàng hóa. giới cầm quyền Nhật Bản tăng cường chính sách quân sự hóa đất nước, gây chiến tranh xâm lược, bành trướng ra bên ngoài.
Ngay từ năm 1927, Thủ tướng Nhật Bản Ta-na-ca đã đệ trình lên Nhật hoàng bản 'Tấu thỉnh", đề ra kế hoạch xâm lược và thống trị thế giới : khởi đầu là chiếm Trung Quốc, nơi tập trung 82% tổng số vốn đầu tư của Nhật Bản, sau đó là châu Á và cuối cùng là toàn thế giới. Tháng 9 - 1931. Nhật Bản tiến đánh vùng Đông Bắc Trung Quốc, mở đầu cuộc xâm lược nước này với quy mô ngày càng rộng lớn, đánh dấu việc hình thành lò lửa chiến tranh ở châu Á - Thái Bình Dương.

Trong thập niên 30, ở Nhật Bản đã diễn ra quá trình thiết lập chế độ phát xít với việc sử dụng rộng rãi bộ máy quân sự và cảnh sát của chế độ quân chủ Nhật Bản.


Câu hỏi 2 – Mục II – Tiết học 19 – Trang 98 – SGK Lịch sử 8

Cuộc đấu tranh chống phát xít của nhân dân Nhật Bản diễn ra như thế nào?

Hướng dẫn.

Phong trào đấu tranh của nhân dân Nhật Bản lan rộng khắp cả nước
Trong những năm 1929 - 1939, cuộc đấu tranh của nhân dân Nhật Bản, mà hạt nhân lãnh đạo là Đảng Cộng sản. đã diễn ra dưới nhiều hình thức nhằm chống lại quá trình phát xít hóa ở nước này. Cuộc đấu tranh không những lan rộng trong các tầng lớp nhân dân mà còn lôi cuốn cả binh lính và sĩ quan Nhật tham gia. Trong năm 1939 có trên 40 cuộc đấu tranh phản chiến của binh lính và sĩ quan. Cuộc đấu tranh chống phát xít đã góp phần làm chống lại quá trình phát xít hóa ở Nhật Bản.


Bài 1 – Trang 98 – SGK Lịch sử 8

Kinh tế Nhật Bản phát triển như thế nào sau Chiến tranh thế giới thứ nhất ?
Hướng dẫn
Sau Mĩ, Nhật Bản là nước thứ hai thu được nhiều lợi và không mất mát gì trong Chiến tranh thế giới thứ nhất. Tuy vậy, nền kinh tế Nhật Bản cũng chỉ phát triển trong một vài năm đầu sau chiến tranh.
Trong vòng 5 năm (1914 - 1919), sản lượng công nghiệp của Nhật Bản tăng; gấp 5 lần Sau chiến tranh, nhiều công ty mới xuất hiện, mở rộng sản xuất và xuất khẩu hàng hóa ra các thị trường châu Á. Tuy nhiên, nền nông nghiệp không có gì thay đổi, những tàn dư phong kiến còn tồn tại nặng nề ở nông; thôn Giá thực phẩm, nhất là giá gạo tăng cao làm cho đời sống nhân dân rất khó khăn. Đặc biệt là trận động đất lớn tháng 9 - 1923 làm cho thủ đô Tô-ki-ô hầu như sụp đổ hoàn toàn.
Năm 1927. Nhật Bản lại lâm vào một cuộc khủng hoảng tài chính làm 30 ngân hàng phải đóng cửa. Khủng hoảng tài chính đã làm mất lòng tin của nhân dân và giới kinh doanh vào chính phủ, đồng thời chấm dứt sự phục hồi ngắn ngủi của nền kinh tế Nhật Bản.


Bài 2 – Trang 98 – SGK Lịch sử 8

Vì sao giới cầm quyền tại Nhật Bản lại tiến hành chiến tranh xâm lược bành trướng ra bên ngoài ?

Hướng dẫn.

Giới cầm quyền Nhật Bản gây chiến tranh xâm lược bành trướng ra bên ngoài : để giải quyết khó khăn do thiếu nguồn nguyên liệu và thị trường tiêu thụ hàng hóa, thực hiện tham vọng mới mang phạm vi ảnh hưởng của phát xít Nhật.

Giaibaitap.me

Góp ý - Báo lỗi

Vấn đề em gặp phải là gì ?

Hãy viết chi tiết giúp Giaibaitap.me

Bài giải mới nhất

Bài giải mới nhất các môn khác