Trang chủ
Loigiaihay.com 2025

Đã cập nhật bản mới với lời giải dễ hiểu và giải thêm nhiều sách

Xem chi tiết
Bình chọn:
4.9 trên 7 phiếu

Giải bài tập Lịch sử 8

Giải từ bài 1 đến bài 4, giải bài tập lí thuyết trang 92 Lịch sử 8. Bài 2. Quốc tế cộng sản đã có đóng góp như thế nào cho phong trào cách mạng thế giới năm 1929 - 1943 ?

Câu hỏi 1 - Mục I - Tiết học 17 - Trang 88 - SGK Lịch sử 8

Qua bảng thống kê (SGK Trang 88) em có nhận xét gì về tình hình sản xuất công nghiệp ở các nước Anh, Pháp, Đức ?

Hướng dẫn.

Nhận xét.

Sản lượng công nghiệp của các nước tăng nhanh, hàng hóa dư thừa.


Câu hỏi 2 - Mục I - Tiết học 17 - Trang 89 - SGK Lịch sử 8

Cách mạng tháng 11- ở Đức mang lại những kết quả và hạn chế gì?

Hướng dẫn.

Kết quả :

 Chế độ quân chủ bị lật đổ. Theo gương cách mạng Nga, các xô viết đại biểu công nhân và binh lính được thành lập ở nhiều nơi. 
Cách mạng tháng 11 - 1918 dẫn đến việc thiết lập chế độ cộng hòa tư sản ở Đức. Tháng 12 - 1918, Đảng Cộng sản Đức thành lập, đánh dấu bước phát triển mới của cách mạng. 

Hạn chế :

Nhưng cuối cùng, mọi thành quả cách mạng lại rơi vào tay giai cấp tư sản.


Câu hỏi 3 - Mục I - Tiết học 17 - Trang 89 - SGK Lịch sử 8

Quốc tế cộng sản thành lập trong hoàn cảnh nào ?

Hướng dẫn.

Trong những năm 1918 - 1923, một cao trào cách mạng đã bùng nổ ở hầu khắp các nước châu Âu, đặc biệt lên cao ở Đức.

Mùa thu năm 1918, nước Đức bại trận lâm vào tình trạng khủng hoảng về mọi mặt. Ngày 9 - 11 - 1918, tổng bãi công nổ ra ở Béc-lin sau đó chuyển thành khởi nghĩa vũ trang của công nhân và các tầng lớp nhân dân thủ đô. Chế độ quân chủ bị lật đổ. Theo gương cách mạng Nga, các xô viết đại biểu công nhân và binh lính được thành lập ở nhiều nơi. Nhưng cuối cùng, mọi thành quả cách mạng lại rơi vào tay giai cấp tư sản.
Cách mạng tháng 11 - 1918 dẫn đến việc thiết lập chế độ cộng hòa tư sản ở Đức. Tháng 12 - 1918, Đảng Cộng sản Đức thành lập, đánh dấu bước phát triển mới của cách mạng. Trong những năm 1919 - 1923. phong trào cách mạng vẫn tiếp diễn ở Đức.

Phong trào cách mạng cũng dâng cao mạnh mẽ ở Hung-ga-ri và các nước châu Âu khác. Qua cao trào cách mạng 1918 - 1923, nhiều đảng cộng sản đã được, thành lập : Đảng Cộng sản Hung-ga-ri (1918), Đảng Cộng sản Pháp (1920), Đảng Cộng sản Anh (1920). Đảng Cộng sản I-ta-li-a (1921)...
Sự phát triển của phong trào cách mạng ở châu Âu nói riêng, cũng như trên thế giới nói chung, đòi hỏi phải có một tổ chức quốc tế để lãnh đạo cách mạng theo đường lối đúng đắn.
Với những hoạt động tích cực của Lê-nin và Đảng Bôn-sê-vích Nga, ngày 2-3-1919, Đại hội thành lập Quốc tế cộng sản (còn gọi là Quốc tế thứ ba) đã khai mạc tại Mát-xcơ-va. Quốc tế cộng sản trở thành một tổ chức cách mạng của giai cấp vô sản và các dân tộc bị áp bức trên toàn thế giới.


Câu hỏi 1 - Mục II - Tiết học 17 - Trang 90 - SGK Lịch sử 8

Qua sơ đồ (Hình 62 - sgk trang 90) em có nhận xét gì về tình hình sản xuất ở Anh và Liên Xô trong những năm 1929 - 1933 ?

Hướng dẫn.

Nhận xét :

- Tình hình sản xuất ở Anh bị đình trệ do dư thừa hàng hóa, người dân không có tiền để mua.

- Tình hình sản xuất ở Liên Xô tăng lên do đàg tiến hành công cuộc đổi mới, xây dựng xã hội chủ nghĩa.


Câu hỏi 2 - Mục II - Tiết học 17 - Trang 90 - SGK Lịch sử 8

Nêu tác động của khủng hoảng kinh tế đối với nước Đức ?

Hướng dẫn.

Khủng hoảng kinh tế tàn phá nghiêm trọng nước Đức. Để đối phó lại khủng hoảng kinh tế và phong trào cách mạng ngày càng dâng cao, giai cấp tư sản cầm quyền quyết định đưa Hít-le - thủ lĩnh Đảng Quốc xã Đức, lên nắm chính quyền, Đảng Cộng sản Đức đã kiên quyết đấu tranh nhưng không ngăn cản được quá trình ấy. Ngày 30 - 1 - 1933, Hít-le lên làm Thủ tướng và ngay sau đó đã biến nước Đức thành một lò lửa chiến tranh.


Câu hỏi 3 - Mục II - Tiết học 17 - Trang 92 - SGK Lịch sử 8

Vì sao nhân dân Pháp đánh bại được chủ nghĩa phát xít ở Pháp ?

Hướng dẫn.

Tại vì ở Pháp :

Đảng Cộng sản Pháp đã kịp thời huy động công nhân xuống đường đấu tranh, đánh bại lực lượng phát xít. Tháng 5 -1935, Một trận nhân dân chống chủ nghĩa phát xít được thành lập, bao gồm Đảng Cộng sản, Đảng Xã hội và nhiều đảng phái, đoàn thể chính trị khác.
Trong cuộc tổng tuyển cử tháng 5 - 19.36, Mặt trận nhân dân Pháp giành được thắng lợi. Chính phủ Mặt trận nhân dân Pháp được thành lập và thi hành một số chính sách tiến bộ trong những năm 1936 - 1939.


Bài 1 - Trang 92 - SGK Lịch sử 8

Hãy nêu những nét chung của tình hình châu Âu trong những năm 1918 - 1929.

Hướng dẫn.

Tình hình chung:

Do hậu quả của Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918) và thắng lợi của cuộc Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917, tình hình châu Âu có nhiều biến đổi. Đó là sự xuất hiện một số quốc gia mới trên cơ sở sự tan vỡ của đế quốc Áo - Hung và thất bại của nước Đức.
Trong những năm 1918 - 1923, các nước châu Âu, kể cả nước thắng trận và bại trận, đều bị suy sụp về kinh tế.
Nước Pháp tuy thắng trận nhưng bị tổn thất rất nặng nề : 1,4 triệu người chết,10 tỉnh công nghiệp phát triển nhất bị tàn phá ; tổng số thiệt hại về vật chất lên tới 200 tỉ phrăng... Nước Đức bại trận với 1.7 triệu người chết, mất toàn bộ thuộc địa,phải cốt 1/8 lãnh thổ của mình cho các nước thắng trận và phải trả những khoản tiền bồi thường chiến tranh rất lớn.

Một cao trào cách mạng đã bùng nổ ở các nước châu Âu trong thời gian này làm cho nền thống trị của giai cấp tư sản lâm vào tình trạng không ổn định thậm chí khủng hoảng trầm trọng như ở Đức, Hung-ga-ri.
Trong những năm 1924 - 1929, chính quyền tư sản các nước đã đẩy lùi cao trào cách mạng và củng cố nền thống trị về kinh tế, sau khi phục hồi mức sản xuất trước chiến tranh, từ năm 1924, sản xuất công nghiệp phát triển nhanh chóng.


Bài 2 - Trang 92 - SGK Lịch sử 8

Quốc tế cộng sản đã có đóng góp như thế nào cho phong trào cách mạng thế giới năm 1929 - 1943 ?

Trả lời.

Những đóng góp của Quốc tế Cộng sản cho phong trào cách mạng thế giới trong những năm 1919 - 1943 : Trong thời gian tồn tại, Quốc tế Cộng sản đã tiến hành bảy lần đại hội, đề ra đường lối cách mạng đúng đắn cho từng thời kì của cách mạng thế giới.
- Tại Đại hội II (1920) thông qua Luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa, giúp cho nhân dân các nước thuộc địa tìm ra con đường cứu nước, giải phóng dân tộc một cách đúng đắn.
- Tại Đại hội VII. Quốc tế Cộng sản đã chỉ rõ nguy cơ của chủ nghĩa phát xít và kêu gọi các đảng cộng sản tích cực đấu tranh thành lập các mặt trận nhân dân nhằm thống nhất các lực lượng vì mục tiêu chống phát xít, chống chiến tranh.


Bài 3 - Trang 92 - SGK Lịch sử 8

Trình bày hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933 đối với các nước tư bản châu Âu.

Trả lời.

Năm 1929. cuộc khủng hoảng kinh tế bùng nổ trong thế giới tư bản chủ nghĩa và kéo dài đến năm 1933 mới chấm dứt.
Đây là cuộc khủng hoảng “thừa” do sản xuất ồ ạt, chạy đua theo lợi nhuận trong những năm 1924 - 1929. dẫn đến tình trạng hàng hóa ế thừa trong khi người lao động không có tiền mua.

Khủng hoảng kinh tế đã tàn phá nặng nề nền kinh tế các nước tư bản chủ nghĩa. Mức sản xuất bị đẩy lùi lại hàng chục năm. Hàng trăm triệu người (công nhân, nông dân và gia đình họ) rơi vào tình trạng đói khổ.
Một số nước tư bản châu Âu như Anh, Pháp... tìm cách thoát ra khỏi khủng hoảng bằng những chính sách cải cách kinh tế - xã hội. Trong khi đó, các nước Đức, I-ta-li-a (và Nhật Bản ở châu Á) đã phát xít hóa chế độ thống trị và phát động cuộc chiến tranh để phân chia lại thế giới.
Khủng hoảng kinh tế tàn phá nghiêm trọng nước Đức. Để đối phó lại khủng hoảng kinh tế và phong trào cách mạng ngày càng dâng cao, giai cấp tư sản cầm quyền quyết định đưa Hít-le - thủ lĩnh Đảng Quốc xã Đức, lên nắm chính quyền, Đảng Cộng sản Đức đã kiên quyết đấu tranh nhưng không ngăn cản được quá trình ấy. Ngày 30 - 1 - 1933, Hít-le lên làm Thủ tướng và ngay sau đó đã biến nước Đức thành một lò lửa chiến tranh.


Bài 4 - Trang 92 - SGK Lịch sử 8

Tại sao chủ nghĩa phát xít thắng lợi ở Đức nhưng lại thất bại ở Pháp ?

Trả lời:

Chủ nghĩa phát xít thắng lợi ở Đức nhưng lại thất bại ở Pháp :
- Ở Đức : Đảng cộng sản kiên quyết đấu tranh nhưng không ngăn cản được quá trình phát xít hóa.
- Ở Pháp : Đảng Cộng sản đã huy động quần chúng nhân dân, tập hợp mọi lực lượng trong Mặt trận nhân dân chống chủ nghĩa phát xít và thi hành một số chính sách tiến bộ. Kết quả Mặt trận Nhân dân Pháp giành thắng lợi trong cuộc Tổng tuyển cử tháng 5 — 1936 và Chính phủ Mặt trận Nhân dân Pháp được thành lập.

Giaibaitap.me

Góp ý - Báo lỗi

Vấn đề em gặp phải là gì ?

Hãy viết chi tiết giúp Giaibaitap.me

Bài giải mới nhất

Bài giải mới nhất các môn khác