I. Nhận xét
Câu 1 trang 102 SGK Tiếng Việt lớp 4 Tập 2 Cánh diều: Bài văn sau đây thuật lại sự việc gì? Tác giả được chứng kiến hay tham gia sự việc?
Ngày hội giao lưu
(SGK Tiếng việt 4 cánh diều tập 2 trang 103)
Trả lời:
Bài văn sau đây thuật lại ngày hội giao lưu câu lạc bộ rô bốt. Tác giả được chứng kiến sự việc.
Câu 2 trang 103 SGK Tiếng Việt lớp 4 Tập 2 Cánh diều: Sự việc được thuật lại theo trình tự nào?
Trả lời:
Sự việc được thuật lại theo trình tự thời gian.
Câu 3 trang 103 SGK Tiếng Việt lớp 4 Tập 2 Cánh diều: Tác giả tự xưng là gì?
Trả lời:
Tác giả tự xưng là em.
II. Bài học
1. Thuật lại một sự việc được chứng kiến hoặc tham gia là kể một sự việc có thật mà người thuật chuyện được chứng kiến (nhìn, xem) hoặc trực tiếp tham gia.
2. Có thể thuật lại sự việc theo trình tự thời gian hoặc không gian.
3. Người thuật chuyện xưng là tôi hoặc em, mình,...
III. Luyện tập
Nói với bạn theo 1 trong 2 đề sau:
1. Thuật lại một tiết học (hoặc một buổi tham quan) của lớp em.
2. Thuật lại một cuộc thi thể thao (hoặc một buổi biểu diễn nghệ thuật) mà em được xem.
Trả lời:
1.
Kì nghỉ hè vừa qua, nhà trường đã tổ chức cho học sinh chúng em đi thăm quan lăng Bác. Đây cũng là lần đầu đầu tiên chúng em được ra Hà Nội và đến thăm lăng nên chúng em ai cũng háo hức. Trên xe chúng em đã đồng thanh hát bài "Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiếu niên nhi đồng", không khí vô cùng hào hứng và vui vẻ. Khi đặt chân đến lăng Bác em đã rất bất ngờ, nơi đây rộng lớn và uy nghiêm hơn rất nhiều so với hình ảnh em đã xem trên báo đài, ti vi. Với sự hướng dẫn của thầy cô giáo, chúng em được xếp thành hai hàng rồi lần lượt đi vào trong lăng. Chuyến đi đã mang đến cho em rất nhiều những trải nghiệm thú vị, chúng em thêm yêu mến, biết ơn Bác Hồ hơn vì những công lao to lớn của Bác dành cho non sông, dân tộc.
2.
Mỗi năm, sau kì thi giữa học kì 1, trường em đều có tổ chức cho học sinh xem xiếc tại sân trường Nguyễn Du. Chúng em hơn nửa lớp 4A cùng với các bạn toàn trường đều tập trung trước trường chờ xem xiếc. Các chú chạy được xe đạp nhỏ xíu, phun lửa, nuốt kiếm và còn đội trên đầu cái chậu sành to đùng, hất lên hất xuống rất tài tình. Em thích nhất là xiếc ảo thuật chim bồ câu. Nhà ảo thuật Minh Quang như có phép lạ vậy. Chú đưa ra cho mọi người xem một chiếc khăn, vậy mà chỉ trong nháy mắt chú đã từ chiếc khăn biến thành một đàn bồ câu trắng xóa tung bay. Cả sân trường tràn ngập tiếng reo hò và vỗ tay khen ngợi. Em nhớ mãi buổi xem xiếc hôm đó và còn khâm phục tài nghệ của các chú ảo thuật hơn.
Giaibaitap.me
1. Nghe và kể lại câu chuyện ngọn lửa thần. 2. Thảo luận: a. Qua câu chuyện trên, em hình dung người xưa lấy lửa từ đâu? b. Theo em, khi không lấy được lửa từ thiên nhiên, người ta làm cách nào để có lửa?
1. Bài đọc trên gồm mấy phần? Mỗi phần có nhiệm vụ gì? 2. Những tiện nghi trong xã hội chúng ta đang sống do đâu mà có? 3. Hãy nói những điều em biết về một sáng chế được nhắc tới trong đoạn 2.
Viết đoạn văn ngắn (4 - 5 câu) về một phát minh hoặc sáng chế mà em biết qua truyện Lửa thần hoặc bài đọc Sáng tạo vì cuộc sống.
Đề bài: Lập dàn ý cho bài văn theo 1 trong 2 đề sau: 1. Thuật lại một tiết học (hoặc 1 buổi tham quan) của lớp em. 2. Thuật lại một cuộc thi thể thao (hoặc một buổi biểu diễn nghệ thuật) mà em được xem.