Nội dung chính Văn hay chữ tốt:
Chuyện kể về nghị lực của Cao Bá Quát. Lúc đi học ông viết chữ rất xấu, ông nhận ra dù văn hay nhưng chữ xấu thì không ích gì. Ông khổ công luyện viết nhiều năm, sau này trở thành người nổi tiếng văn hay chữ tốt.
Chia sẻ
1. Trò chơi tìm đường:
Chị ong cánh xanh có tên là Chăm Học.
Chị ong cánh hồng có tên là Chăm Làm.
a) Em hãy đọc tên hoạt động trong mỗi thẻ chữ.
b) Tìm đường bay về tổ phù hợp với hoạt động của mỗi chị ong.
Trả lời:
a) Học sinh đọc tên các thẻ chữ.
b) Đường bay về tổ phù hợp của các chị ong:
- Chăm học: đọc sách – tập vẽ tranh – tập đàn – tập thể thao – làm bài tập.
- Chăm làm: tưới cây – nấu cơm – quét nhà – phơi quần áo – trông em.
2: Em đã làm được những việc gì giống các chị ong?
Trả lời:
Những việc em đã làm giống các chị ong: đọc sách, làm bài tập, tưới cây, nấu cơm, phơi quần áo, quét nhà.
Bài đọc
Văn hay chữ tốt
Thuở đi học, Cao Bá Quát viết chữ rất xấu nên nhiều bài văn dù hay vẫn bị thầy cho điểm kém.
Một hôm, có bà cụ hàng xóm sang khẩn khoản:
– Gia đình già có một việc oan uổng muốn kêu quan, nhờ cậu viết giúp cho lá đơn, có được không? Cao Bá Quát vui vẻ trả lời:
– Tưởng việc gì khó, chứ việc ấy cháu xin sẵn lòng.
Lá đơn viết lí lẽ rõ ràng, Cao Bá Quát yên trí quan sẽ xét nỗi oan cho bà cụ. Nào ngờ, chữ ông xấu quá, quan đọc không được nên thét lính đuổi bà ra khỏi huyện đường. Về nhà, bà kể lại câu chuyện khiến Cao Bá Quát vô cùng ân hận. Ông biết dù văn hay đến đâu mà chữ không ra chữ cũng chẳng ích gì. Từ đó, ông dốc hết sức luyện viết chữ sao cho đẹp.
Sáng sáng, ông cầm que vạch lên cột nhà luyện chữ cho cứng cáp. Mỗi buổi tối, ông viết xong mười trang vở mới chịu đi ngủ. Chữ viết đã tiến bộ, ông lại mượn những cuốn sách chữ viết đẹp làm mẫu để luyện nhiều kiểu chữ khác nhau.
Kiên trì luyện tập suốt mấy năm, chữ ông mỗi ngày một đẹp. Tài viết chữ đẹp của Cao Bá Quát vang xa khắp vùng. Người dân thường tới nhà ông xin câu đối về treo, nhất là vào dịp Tết.
Kiên trì luyện tập suốt mấy năm, chữ ông mỗi ngày một đẹp. Tài viết chữ đẹp của Cao Bá Quát vang xa khắp vùng. Người dân thường tới nhà ông xin câu đối về treo, nhất là vào dịp Tết.
Không những viết chữ đẹp, Cao Bá Quát còn nổi tiếng về tài văn thơ. Ông có thể “xuất khẩu thành thơ”, làm câu đối mọi lúc, mọi nơi, ý tứ rất chuẩn mực, sắc sảo. Tài năng văn chương của ông khiến cả nhà vua cũng phải thán phục. Ông nổi danh khắp nước là người văn hay chữ tốt.
Theo Trương Chính – Đỗ Lê Chẩn
Trả lời câu hỏi cuối bài:
Câu 1 trang 21 SGK Tiếng Việt lớp 4 Tập 1 Cánh diều: Vì sao nhiều bài văn của Cao Bá Quát tuy hay nhưng vẫn bị điểm kém?
Trả lời:
Nhiều bài văn của Cao Bá Quát tuy hay nhưng vẫn bị điểm kém bởi vì viết chữ rất xấu.
Câu 2 trang 21 SGK Tiếng Việt lớp 4 Tập 1 Cánh diều: Điều gì xảy ra khiến Cao bá Quát quyết tâm luyện viết chữ thật đẹp?
Trả lời:
Sự việc xảy ra khiến Cao Bá Quát quyết tâm viết chữ thật đẹp bởi vì:
Bà lão hàng xóm nhờ Cao Bá Quát viết một lá đơn. Nhưng chữ ông xấu quá, quan đọc không được nên thét lính đuổi bà ra khỏi huyện đường. Về nhà, bà kể lại câu chuyện khiến Cao Bá Quát vô cùng ân hận.
Câu 3 trang 21 SGK Tiếng Việt lớp 4 Tập 1 Cánh diều: Tìm những chi tiết cho thấy quyết tâm luyện viết chữ của Cao Bá Quát?
Trả lời:
Những chi tiết cho thấy quyết tâm luyện viết chữ của Cao Bá Quát:
- Sáng sáng, ông cầm que vạch lên cột nhà luyện chữ cho cứng cáp.
- Mỗi buổi tối, ông viết xong mười trang vở mới chịu đi ngủ.
- Chữ viết đã tiến bộ, ông lại mượn những cuốn sách chữ viết đẹp làm mẫu để luyện nhiều kiểu chữ khác nhau.
Câu 4 trang 21 SGK Tiếng Việt lớp 4 Tập 1 Cánh diều: Các thành ngữ “xuất khẩu thành thơ”, “văn hay chữ tốt” nói lên điều gì về Cao Bá Quát?
Trả lời:
Các thành ngữ “xuất khẩu thành thơ”, “văn hay chữ tốt” đã thể hiện Cao Bá Quát là một người giỏi giang, ý tứ thơ rất chuẩn mực, sắc sảo, rất có tài năng văn chương.
Câu 5 trang 21 SGK Tiếng Việt lớp 4 Tập 1 Cánh diều: Từ câu chuyện Cao Bá Quát luyện chữ, em rút ra được bài học gì cho bản thân?
Trả lời:
Từ câu chuyện Cao Bá Quát luyện chữ, em rút ra được bài học: phải chăm chỉ học tập rèn luyện để trở thành con ngoan trò giỏi.
Giaibaitap.me
1. Kể một số trường hợp em cần viết đơn: a) Viết đơn trình bày nguyện vọng của em. b) Viết đơn trình bày nguyện vọng của tổ hoặc lớp em. 2. Trong mỗi trường hợp trên, em cần viết đơn gửi ai hoặc cơ quan, tổ chức nào?
1. Nghe và kể lại câu chuyện tấm huy chương. 2. Trao đổi về câu chuyện a) Điều gì ở cậu bé Xtác-đi khiến các bạn khâm phục? b) Câu chuyện trên gợi cho em những cảm nghĩ gì?
1.Bài thơ ấy là lời của ai? Bạn ấy đi đâu? 2. Cảnh vật thiên nhiên trên đường đi đẹp như thế nào? 3. Tìm những từ ngữ thể hiện cảm xúc của bạn nhỏ khi được giúp mế làm rẫy.
1. Tìm danh từ trong các câu sau và xếp chúng thành hai nhóm: danh từ chung, danh từ riêng. Bố mẹ và chị xuống Phiêng Quảng làm ruộng. Hôm nay, A Lềnh chở ngô xuống cho bố mẹ. 2. Viết một đoạn văn ngắn (2 – 3 câu) về quê hương em (hoặc nơi em ở). Chỉ ra các danh từ chung và danh từ riêng trong đoạn văn đó.