Trang chủ
Loigiaihay.com 2025

Đã cập nhật bản mới với lời giải dễ hiểu và giải thêm nhiều sách

Xem chi tiết
Bình chọn:
4.9 trên 7 phiếu

Soạn bài Tiếng Việt lớp 4 - Cánh Diều

Bài 8. Người ta là hoa đất

2. Chi tiết nào cho thấy bà Nguyễn Thị Duệ đặc biệt ham học? Tìm ý đúng. 3. Những chi tiết nào trong bài đọc thể hiện sự đánh giá cao từ xưa tới nay đối với bà Nguyễn Thị Duệ?

A. Đọc và làm bài tập

Nữ tiến sĩ đầu tiên

Thuở xưa, việc học hành, thi cử ở nước ta chỉ dành riêng cho nam giới. Vậy mà vào thời nhà Mạc, một người con gái đã cải trang thành nam giới để đi thi và đỗ tiến sĩ.

Tương truyền, người phụ nữ ấy là bà Nguyễn Thị Duệ, quê ở tỉnh Hải Dương. Năm lên mười, vì ham học, bà xin cha mẹ cho mặc trang phục nam giới, đổi tên thành Nguyễn Văn Du, đến trường học cùng các bạn nam. Nguyễn Thị Duệ học rất giỏi, được các bạn học kính nể.

Khoảng hai mươi tuổi, bà lấy tên Nguyễn Văn Du đi thi và đỗ tiến sĩ. Vua thấy vị tiến sĩ dáng hình yểu điệu, mặt mũi thanh tú, liền xét hỏi. Bà đành phải nói thật. Vua không trách tội mà còn khen hết lời. Vua mời bà vào cung dạy bảo các phi tần.

Năm 1625, nhà Mạc mất. Vua nhà Lê từ lâu đã nghe tiếng bà, rất mến phục, phong cho bà chức quan trông coi việc dạy học trong cung.

Ngày nay, ở Thủ đô Hà Nội và tỉnh Hải Dương có đường phố mang tên Nguyễn Thị Duệ. Bà được đúc tượng đồng để thờ cùng bảy danh nhân khác ở Văn Miếu Hải Dương. Bà được coi là nữ tiến sĩ đầu tiên ở Việt Nam.

Theo NGUYỄN PHƯƠNG BẢO AN – NGUYỄN HOÀNG TRANG

Câu 1 trang 114 SGK Tiếng Việt lớp 4 Tập 1 Cánh diều: Nội dung của bài đọc là gì? Tìm ý đúng:

a) Giới thiệu cách thức thi cử thời nhà Mạc và nhà Lê.

b) Ca ngợi vẻ đẹp và sự thông minh của bà Nguyễn Thị Duệ.

c) Ca ngợi tài năng và lòng dũng cảm của bà Nguyễn Thị Duệ.

d) Ca ngợi tám danh nhân của đất nước Việt Nam.

Trả lời:

Ý đúng là:

c) Ca ngợi tài năng và lòng dũng cảm của bà Nguyễn Thị Duệ.

Câu 2 trang 114 SGK Tiếng Việt lớp 4 Tập 1 Cánh diều: Chi tiết nào cho thấy bà Nguyễn Thị Duệ đặc biệt ham học? Tìm ý đúng:

a) Năm lên mười, bà cải trang thành nam giới để được đi học.

b) Bà được vua mời vào cung dạy bảo các phi tần.

c) Bà học rất giỏi, được các bạn học kính nể.

d) Bà đỗ tiến sĩ và được vua khen hết lời.

Trả lời:

Ý đúng là:

a) Năm lên mười, bà cải trang thành nam giới để được đi học.

Câu 3 trang 114 SGK Tiếng Việt lớp 4 Tập 1 Cánh diều: Những chi tiết nào trong bài đọc thể hiện sự đánh giá cao từ xưa tới nay đối với bà Nguyễn Thị Duệ? Tìm các ý đúng:

a) Bà đổi tên thành Nguyễn Văn Du, đến trường học cùng các bạn nam.

b) Vua nhà Mạc và vua nhà Lê đều mời bà vào dạy học trong cung.

c) Bà được coi là nữ tiến sĩ đầu tiên ở Việt Nam.

d) Bà được đúc tượng đồng để thờ cúng.

Trả lời:

Các ý đúng là:

b) Vua nhà Mạc và vua nhà Lê đều mời bà vào dạy học trong cung.

c) Bà được coi là nữ tiến sĩ đầu tiên ở Việt Nam.

d) Bà được đúc tượng đồng để thờ cúng.

Câu 4 trang 114 SGK Tiếng Việt lớp 4 Tập 1 Cánh diều: Câu nào dưới đây là câu chủ đề của đoạn 3? Tìm ý đúng:

a) Khoảng hai mươi tuổi, bà lấy tên Nguyễn Văn Du đi thi và đỗ tiến sĩ.

b) Vua thấy vị tiến sĩ dáng hình yểu điệu, mặt mũi thanh tú, liền xét hỏi.

c) Vua không trách tội mà còn khen hết lời.

d) Vua mời bà vào cung dạy bảo các phi tần.

Trả lời:

Câu chủ đề của đoạn 3 là:

d) Vua mời bà vào cung dạy bảo các phi tần.

Câu 5 trang 114 SGK Tiếng Việt lớp 4 Tập 1 Cánh diều: Viết đoạn văn (4 – 5 câu) kể về một người phụ nữ tài năng mà em biết.

Trả lời:

Nguyễn Thị Ánh Viên được ví như một kình ngư của làng thể thao bơi lội Việt Nam.Trong sự nghiệp của mình, Ánh Viên đã giành nhiều huy chương và đạt thành tích cao tại các giải đấu thể thao quốc tế. Đặc biệt, cô đã chinh phục nhiều kỷ lục quốc gia và khu vực cũng như tham gia nhiều kỳ Olympic, SEA Games và giải vô địch thế giới về bơi lội.Sự nỗ lực và kiên nhẫn của Ánh Viên trong quá trình rèn luyện và thi đấu đã truyền cảm hứng cho rất nhiều người hâm mộ, đồng thời đưa tên tuổi của Việt Nam lọt vào danh sách các vận động viên bơi lội hàng đầu thế giới.

B. Tự nhận xét

1: Em đạt yêu cầu ở mức nào?

Trả lời:

Em tự nhận xét đạt yêu cầu ở mức nào

2: Em cần cố gắng thêm về mặt nào?

Trả lời:

Em tự nhận thấy mình cần cố gắng thêm về mặt nào.

Giaibaitap.me

Góp ý - Báo lỗi

Vấn đề em gặp phải là gì ?

Hãy viết chi tiết giúp Giaibaitap.me

Bài giải mới nhất

Bài giải mới nhất các môn khác