Câu 1 trang 118 SGK Tiếng Việt lớp 4 Tập 1 Cánh diều: Dựa vào truyện tranh và các câu mở đoạn, kể lại từng đoạn của câu chuyện.
Trả lời:
Đoạn 1: Ông Phạm Bân là quan thái y thời Trần.
Đoạn 2: Ông thường mua thuốc tốt và thóc gạo để dành chữa bệnh cho dân. Gặp người bệnh lở loét, ông cũng không quản ngại. Người nghèo thường được ông nuôi, chữa cho khỏi bệnh mới về.
Đoạn 3: Năm ấy trong nước xảy ra dịch bệnh. Ông bỏ tiền xây nhà để làm nơi chữa bệnh cho dân và đã cứu sống hơn nghìn người.
Đoạn 4: Sau trận dịch, một lần có người đến khẩn cầu: - Quan thái y cứu vợ tôi với! Bà ấy chết mất.
Phạm Bân bảo: - Đừng lo! Ông dẫn tôi đi!
Người ấy rất cảm động, nói: Đa tạ Ngài cứu mạng.
Đoạn 5: Vừa lúc đó, có một viên quan đến truyền lệnh triệu ông vào cung, chữa cho một phi tần bị cảm. Ông Phạm Bân bảo: - Có người đang nguy kịch, tôi phải cứu đã.
Viên quan ngạc nhiên hỏi: - Ngài kháng lệnh vua, không sợ mất đầu sao?
Ông Phạm Bân khảng khái đáp: - Mạng người phải cứu trước đã. Mạng tôi tính sau.
Đoạn 6: Khi vào chầu, ông bị vua quở trách. Ông cứ thực tình giãi bày: - Có người bệnh nặng quá, thần không thể nhắm mắt bỏ qua.
Không ngờ, nghe ông nói, vua lịa khen: - Người vừa giỏi vừa có lòng nhân từ. Ta chỉ mong có nhiều thầy thuốc như vậy.
Câu 2 trang 119 SGK Tiếng Việt lớp 4 Tập 1 Cánh diều: Kể lại toàn bộ câu chuyện.
Trả lời:
Em chắp nối các đoạn trong câu 1 để kể thành một câu chuyện liền mạch.
Ông Phạm Bân là quan thái y thời Trần.
Ông thường mua thuốc tốt và thóc gạo để dành chữa bệnh cho dân. Gặp người bệnh lở loét, ông cũng không quản ngại. Người nghèo thường được ông nuôi, chữa cho khỏi bệnh mới về.
Năm ấy trong nước xảy ra dịch bệnh. Ông bỏ tiền xây nhà để làm nơi chữa bệnh cho dân và đã cứu sống hơn nghìn người.
Sau trận dịch, một lần có người đến khẩn cầu: - Quan thái y cứu vợ tôi với! Bà ấy chết mất.
Phạm Bân bảo: - Đừng lo! Ông dẫn tôi đi!
Người ấy rất cảm động, nói: Đa tạ Ngài cứu mạng.
Vừa lúc đó, có một viên quan đến truyền lệnh triệu ông vào cung, chữa cho một phi tần bị cảm. Ông Phạm Bân bảo: - Có người đang nguy kịch, tôi phải cứu đã.
Viên quan ngạc nhiên hỏi: - Ngài kháng lệnh vua, không sợ mất đầu sao?
Ông Phạm Bân khảng khái đáp: - Mạng người phải cứu trước đã. Mạng tôi tính sau.
Khi vào chầu, ông bị vua quở trách. Ông cứ thực tình giãi bày: - Có người bệnh nặng quá, thần không thể nhắm mắt bỏ qua.
Không ngờ, nghe ông nói, vua lịa khen: - Người vừa giỏi vừa có lòng nhân từ. Ta chỉ mong có nhiều thầy thuốc như vậy.
Câu 3 trang 119 SGK Tiếng Việt lớp 4 Tập 1 Cánh diều: Trao đổi: Điều đáng quý nhất ở thầy thuốc Phạm Bân là gì?
Trả lời:
Điều đáng quý nhất ở thầy thuốc Phạm Bân là:
+ Ông Phạm Bân rất thương người, sẵn sàng cứu chữa và cưu mang người bệnh nghèo khó.
+ Ông rất tận tuỵ cứu chữa, chăm sóc người bệnh.
+ Ông coi việc cứu mạng người là quan trọng nhất.
+ Ông biết suy xét đâu mới là bệnh nặng, cần được cứu chữa khẩn cấp.
+ Để cứu người, ông không sợ bị vua trị tội.
Giaibaitap.me
1. Xếp các biện pháp bảo vệ sức khoẻ nêu trong bài đọc vào nhóm thích hợp. 2. Tóm tắt một biện pháp được liệt kê trong bài đọc bằng một câu ngắn (khoảng 5 – 10 tiếng). Kể và viết lại những việc em đã làm để nâng cao sức khoẻ.
1. Bộ phận in đậm trong mỗi câu sau được dùng để làm gì? a) Ánh nắng là nguồn sáng vô giá. b) Con thỏ trắng này có vẻ bạo dạn lắm. 2. Bộ phận nói trên trả lời cho câu hỏi gì?
Trao đổi với bạn để chuẩn bị viết một bức thư thăm hỏi: Em sẽ viết thư cho ai? Vì sao em viết thư thăm hỏi người đó? Gợi ý: a) Em viết thư thăm hỏi ai? Thăm hỏi người thân (hoặc thầy cô, bạn bè)
1. Hoàn cảnh của danh y Tuệ Tĩnh lúc nhỏ thế nào? 2. Vì sao ông quyết định chọn con đường làm thuốc? 3. Vì sao Tuệ Tĩnh đã theo nghề thuốc mà vẫn tham gia kì thi tiến sĩ?