Tiết 4. Ôn tập giữa học kì I trang 98 SGK Tiếng Việt 4 tập 1
Câu 1. Ghi lại các từ ngữ đã học theo chủ điểm:
Thương người như thể thương thân | Măng mọc thẳng | Trên đôi cánh ước mơ |
M: nhân hậu | M: trung thực | M: ước mơ |
Trả lời:
Thương người như thể thương thân |
Măng mọc thẳng |
Trên đôi cánh mơ ước |
Từ cùng nghĩa: thương người, nhân hậu, nhân ái, nhân đức, nhân từ, nhân nghĩa, hiền hậu, hiền từ, hiền lành, hiền dịu, dịu hiền, trung hậu, phúc hậu, đùm bọc, đoàn kết, tương trợ, cứu trợ, ủng hộ, hỗ trợ, bênh bực, bảo vệ, che chở, che đỡ, cưu mang, nâng đỡ, nâng niu,… |
Từ cùng nghĩa: trung thực, trung thành, trung nghĩa, ngay thẳng, thẳng thắn, thẳng thừng, thẳng tính, ngay thật, chân thật, thật thà, thành thật, thật lòng, thật tình, thật tâm, bộc trực, chính trực, tự trọng,… |
Từ cung nghĩa: Ước mơ, ước muốn, ước ao, mong ước, ước mong, ước vọng, mơ ước, mơ tưởng,… |
Từ trái nghĩa: độc ác, hung ác, nanh ác, tàn ác, tàn bạo, cay độc, ác nghiệt, hung dữ, dữ tợn, dữ dằn, ăn hiếp, hà hiếp, bắt nạt, hành hạ, đánh đập, áp bức, bóc lột,… |
Từ trái nghĩa: dối trá. gian dối, gian lận, gian manh, gian ngoan, gian xảo, gian trá, lừa bịp, lừa dối, bịp bợm, lừa đảo, lừa lọc,… |
|
Câu 2. Tìm một thành ngữ hoặc tục ngữ đã học trong mỗi chủ điểm nêu ở bài tập 1. Đặt câu với thành ngữ hoặc nêu hoàn cảnh sử dụng tục ngữ.
Trả lời:
Các thành ngữ, tục ngữ gắn với 3 chủ điểm:
a) Thương người như thể thương thân:
- Ở hiền gặp lành; Một cây làm chẳng nên non, Ba cây chụm lại nên hòn núi cao; Hiền như đất, lành như Bụt; Môi hở răng lạnh; Máu chảy ruột mềm; Nhường cơm sẻ áo; Lá lành đùm lá rách,...
b) Măng mọc thẳng:
- Thẳng như ruột ngựa; Thuốc đắng dã tật; Cây ngay không sợ chết đứng. (Trung thực).
Giấy rách giữ lấy lề; Đói cho sạch rách cho thơm. (Tự trọng).
c) Trên đôi cánh ước mơ:
Cầu được ước thấy; Ước sao được vậy; Ước của trái mùa; Đứng núi này trông núi nọ.
Đặt câu:
Mình phải “Đói cho sạch rách cho thơm" bạn ạ! Chớ làm điều gì xằng bậy.
Câu 3. Lập bảng tổng kết về hai dấu câu mới học theo mẫu sau:
Dấu câu | Tác dụng |
a) Dấu hai chấm b) Dấu ngoặc kép |
Trả lời:
Dấu câu |
Tác dụng |
Ví dụ |
Dấu hai chấm |
- Báo hiệu bộ phận đứng sau nó là lời nói của một nhân vật. Dấu hai chấm được dùng phối hợp với dấu ngoặc kép hay dấu gạch đầu dòng, - Hoặc là lời giải thích cho bộ phận đứng trước |
- Cô giáo hỏi: “Em đã làm gì để giúp đỡ mẹ?”
- Nàng chạy vội đến chum nước nhưng không kịp nữa rồi: Vỏ ốc đã vỡ tan |
Dấu ngoặc kép |
- Dẫn lời nói trực tiếp của nhân vật hay của người được câu văn nhắc đến. - Nếu lời nói trực tiếp một câu trọn vẹn hay một đoạn văn thì trước dấu ngoặc kép cần thêm dấu hai chấm. - Đánh dấu những từ được dùng với nghĩa đặc biệt. |
- Mẹ thường gọi tôi là “cục cưng” của mẹ. - Xi-ôn-cốp-xki nói: “Các vì sao không phải để tôn thờ mà để chinh phục”
- Có bạn tắc kè hoa xây “lầu” trên cành đa. |
Giaibaitap.me
Soạn bài Tiết 5. Ôn tập giữa học kì I trang 96 SGK Tiếng Việt 4 tập 1. Câu 3. Ghi chép về các nhân vật trong các bài tập đọc là truyện kể thuộc chủ điểm Trên đôi cánh ước mơ theo mẫu sau :
Soạn bài Tiết 6. Ôn tập giữa học kì I trang 99 SGK Tiếng Việt 4 tập 1. Câu 2: Tìm trong đoạn văn trên những tiếng có mô hình cấu tạo như sau (ứng với mỗi mô hình, tìm 1 tiếng)
Soạn bài Tiết 7. Ôn tập giữa học kì I trang 100 SGK Tiếng Việt 4 tập 1. Câu 5. Tiếng yêu gồm những bộ phận cấu tạo nào ?
Soạn bài Tiết 8. Ôn tập giữa học kì I trang 102 SGK Tiếng Việt 4 tập 1. Đề bài Viết một bức thư ngắn (khoảng 10 dòng) cho bạn hoặc người thân nói về ước mơ của em.