Câu 1 trang 100 SGK Tiếng Việt lớp 4 Tập 1 KNTT: Nghe kể chuyện và ghi lại những sự việc chính.
Trả lời:
- Em nghe cô giáo kể chuyện.
- Ghi lại những sự việc chính: Câu chuyện giữa Ê-đi-xơn và bà cụ già xảy ra khi ông chế tạo thành công đèn điện. Bà cụ già đã đi bộ gần ba giờ để đến xem phát minh kì diệu ấy, do đó bà đã vô tình được gặp Ê-đi-xơn và trò chuyện với ông.
Câu 2 trang 100 SGK Tiếng Việt lớp 4 Tập 1 KNTT: Kể lại câu chuyện.
Trả lời:
1. Ê – đi- xơn là một nhà bác học nổi tiếng người Mĩ. Khi ông chế ra đèn điện, người từ khắp nơi ùn ùn kéo đến xem. Có một bà cụ phải đi bộ mười hai cây số. Đến nơi, cụ mỏi quá, ngồi xuống vệ đường bóp chân, đấm lưng thùm thụp.
2. Lúc ấy, Ê-đi-xơn chợt đi qua. Ông dừng lại hỏi chuyện. Bà cụ nói :
- Già đã phải đi bộ gần ba giờ đồng hồ để được nhìn tận mắt cái đèn điện. Giá ông Ê – đi- xơn làm được cái xe chở người già đi nơi này nơi khác có phải may mắn cho già không?
- Thưa cụ, tôi tưởng vẫn có xe ngựa chở khách chứ ?
- Đi xe đấy thì ốm mất. Già chỉ muốn có một thứ xe không cần ngựa kéo mà lại thật êm.
3. Nghe bà cụ nói vậy, bỗng một ý nghĩ lóe lên trong đầu Ê – đi- xơn. Ông reo lên:
- Cụ ơi ! Tôi là Ê – đi- xơn đây. Nhờ cụ mà tôi nảy ra ý định làm một cái xe chạy bằng dòng điện đấy.
Bà cụ vô cùng ngạc nhiên khi thấy nhà bác học cũng bình thường như mọi người khác. Lúc chia tay, Ê – đi- xơn bảo:
- Tôi sẽ mời cụ đi chuyến xe điện đầu tiên.
4. Từ lần gặp bà cụ, Ê – đi- xơn miệt mài với công việc chế tạo xe điện và đã thành công. Hôm chạy thử xe điện, người ta xếp hàng dài để mua vé. Ê-đi-xơn mời bà cụ dạo nọ đi chuyến đầu tiên. Đến ga, ông bảo :
- Tôi giữ đúng lời hứa với cụ rồi nhé !
Bà cụ cười móm mém :
- Cảm ơn ông. Giờ thì già có thể đi chơi cả ngày với chiếc xe này rồi !
Câu 3 trang 100 SGK Tiếng Việt lớp 4 Tập 1 KNTT: Điều em ấn tượng nhất về nhà phát minh Ê-đi-xơn là gì? Vì sao?
Trả lời:
Em ấn tượng với sự thân thiện, gần gũi và việc giữ lời hứa của Ê-đi-xơn. Mặc dù là nhà bác học nổi tiếng nhưng Ê-đi-xơn vẫn nói chuyện rất thân thiết với bà cụ. Khi xe điện được chạy thử, dù có rất nhiều người xếp hàng để mua vé nhưng Ê-đi-xơn vẫn giữ đúng lời hứa, mời bà cụ dạo nọ đi chuyến đầu tiên.
Vận dụng
Bài 1 trang 100 SGK Tiếng Việt lớp 4 Tập 1 KNTT: Kể lại cho người thân nghe câu chuyện Nhà phát minh và bà cụ.
Trả lời:
1. Ê – đi- xơn là một nhà bác học nổi tiếng người Mĩ. Khi ông chế ra đèn điện, người từ khắp nơi ùn ùn kéo đến xem. Có một bà cụ phải đi bộ mười hai cây số. Đến nơi, cụ mỏi quá, ngồi xuống vệ đường bóp chân, đấm lưng thùm thụp.
2. Lúc ấy, Ê-đi-xơn chợt đi qua. Ông dừng lại hỏi chuyện. Bà cụ nói :
- Già đã phải đi bộ gần ba giờ đồng hồ để được nhìn tận mắt cái đèn điện. Giá ông Ê – đi- xơn làm được cái xe chở người già đi nơi này nơi khác có phải may mắn cho già không?
- Thưa cụ, tôi tưởng vẫn có xe ngựa chở khách chứ ?
- Đi xe đấy thì ốm mất. Già chỉ muốn có một thứ xe không cần ngựa kéo mà lại thật êm.
3. Nghe bà cụ nói vậy, bỗng một ý nghĩ lóe lên trong đầu Ê – đi- xơn. Ông reo lên:
- Cụ ơi! Tôi là Ê – đi- xơn đây. Nhờ cụ mà tôi nảy ra ý định làm một cái xe chạy bằng dòng điện đấy.
Bà cụ vô cùng ngạc nhiên khi thấy nhà bác học cũng bình thường như mọi người khác. Lúc chia tay, Ê – đi- xơn bảo:
- Tôi sẽ mời cụ đi chuyến xe điện đầu tiên.
4. Từ lần gặp bà cụ, Ê – đi- xơn miệt mài với công việc chế tạo xe điện và đã thành công. Hôm chạy thử xe điện, người ta xếp hàng dài để mua vé. Ê-đi-xơn mời bà cụ dạo nọ đi chuyến đầu tiên. Đến ga, ông bảo :
- Tôi giữ đúng lời hứa với cụ rồi nhé !
Bà cụ cười móm mém :
- Cảm ơn ông. Giờ thì già có thể đi chơi cả ngày với chiếc xe này rồi !
Bài 2 trang 100 SGK Tiếng Việt lớp 4 Tập 1 KNTT: Tìm đọc một câu chuyện về nhà khoa học
Trả lời:
Bài tham khảo:
Thomas Edison sinh ngày 11/2/1847 trong một gia đình có 7 anh chị em ở một thị trấn thuộc bang Ohio của nước Mỹ. Ngay từ khi còn nhỏ, Edison là một cậu bé luôn hiếu kì, ham học hỏi và rất thích tự mày mò làm thử. Cuộc đời ông đã để lại cho loài người khoảng 2000 phát minh sáng tạo. Ông có những cống hiến vĩ đại cho nền văn minh và tiến bộ của loài người. Một trong những phát minh vĩ đại của Edison là tạo ra ánh sáng cho nhân loại. Ông bắt đầu nghiên cứu về bóng đèn điện từ tháng 3/1878. Sau hàng nghìn cuộc thử nghiệm, nghiên cứu diễn ra bền bỉ đến tận tháng 10/1879, chiếc bóng đèn điện đầu tiên của nhân loại đã ra đời.
Năm ông 17 tuổi, một buổi tối, mẹ ông bị viêm ruột thừa cấp tính, hết sức đau đớn. Bố ông cưỡi ngựa đi hàng chục cây số mời bác sỹ về nhà chữa bệnh cho mẹ. Bác sỹ khám và yêu cầu phải mổ ngay. Song, lúc đó lại không có đèn điện, chỉ biết nhờ vào ánh sáng của ngọn đèn dầu tối om. Ánh sáng như vậy, làm sao có thể mổ được? Bố và bác sỹ vô cùng lo lắng, không biết làm thế nào? Edison nghĩ một lúc rồi bảo với bác sỹ: ”Thưa bác sỹ, bác sỹ cứ chuẩn bị bắt tay vào mổ đi! Cháu đã có cách!“. Rất nhanh chóng, Edison đến các nhà hàng xóm mượn về rất nhiều miếng gương nhỏ và vài ngọn đèn dầu. Ông để những chiếc gương nhỏ này ở xung quanh giường mẹ và trước mỗi chiếc gương nhỏ này thắp một chiếc đèn dầu. Ánh đèn được những chiếc gương phản chiếu, trong chốc lát cả gian nhà bỗng sáng rực lên.
“Ôi! Thật tuyệt! Cháu thông minh quá!“. Bác sỹ không ngớt lời khen ngợi Edison. Nhờ ánh sáng trong phòng, ca mổ ruột thừa tiến hành thuận lợi. Edison đã cứu mẹ như vậy đó.
Câu chuyện về Edison kết thúc dưới ánh nến lung linh phản chiếu trong những chiếc gương thần kỳ, dưới những ánh mắt chứa đầy sự ngạc nhiên và xen lẫn trầm trồ của các bạn Muối Biển. Ánh sáng được tạo ra như một điều kỳ diệu, và điều tuyệt vời hơn nữa đó chính là ánh sáng đã mang lại sự sống cho người mẹ thân yêu!.
Giaibaitap.me
1. Đoạn mở đầu giới thiệu những gì về Bét-tô-ven? 2. Bét-tô-ven đã gặp cha con cô gái mù trong hoàn cảnh nào? Cô gái mù có ước mơ gì? Bét-tô-ven đã làm gì để giúp cô gái thực hiện ước mơ của mình
1. Tìm tính từ có trong bài đọc Bét-tô-ven và Bản xô-nát Ánh trăng theo 2 nhóm dưới đây. 2. Tính từ nào dưới đây có thể thay cho mỗi ô vuông. Tìm các tính từ chỉ màu xanh trong đoạn thơ. Mỗi tính từ đó được dùng để tả đặc điểm của sự vật nào?
1. Đọc đơn dưới đây và trả lời câu hỏi. a. Đơn trên được viết nhằm mục đích gì?b. Đơn do ai viết? Đơn được gửi cho ai? 2. Trao đổi về những điểm cần lưu ý khi viết đơn.
1. Chi tiết nào cho thấy từ nhỏ Xi-ôn-cốp-xki đã ham tìm tòi, khám phá? 2. Xi-ôn-cốp-xki đã kiên trì thực hiện ước mơ của mình thế nào? 3. Những nghiên cứu, tìm tòi của Xi-ôn-cốp-xki đã đem lại kết quả gì?