Nội dung chính Những hạt thóc giống:
Những hạt thóc giống đã là phép thử kì diệu để đo được lòng trung thực của con người. Dù cho phải đẩy vào vòng nguy khốn, nếu giữ được lòng trung thực thì quả là điều đáng quý, sẽ được người đời công nhận, mến yêu.
Bài đọc
Những hạt thóc giống
Ngày xưa, có một ông vua cao tuổi muốn tìm người nối ngôi. Vua ra lệnh phát cho mỗi người dân một thúng thóc về gieo trồng và giao hẹn: Ai thu được nhiều thóc nhất sẽ được truyền ngôi, ai không có thóc nộp sẽ bị trừng phạt.
Có một chú bé mồ côi tên là Chôm nhận thóc về, dốc công chăm sóc mà thóc vẫn chẳng nảy mầm.
Đến vụ thu hoạch, mọi người nô nức chở thóc về kinh thành nộp cho nhà vua. Chôm lo lắng đến trước vua, quỳ tâu:
- Tâu Bệ hạ! Con không làm sao cho thóc này nảy mầm được.
Mọi người đều sững sờ khi nghe Chôm nói. Nhung nhà vua đã đỡ chú bé đứng dậy. Ngài hỏi còn ai để chết thóc giống không. Không ai trả lời.
Lúc đó, nhà vua mỗi ôn tồn nói:
– Trước khi phát thóc giống, ta đã cho luộc kĩ rồi. Lẽ nào thóc ấy còn mọc được? Những xe thóc đầy ắp kia đâu phải thu được từ thóc giống của ta!
Rồi vua dõng dạc nói tiếp:
– Trung thực là đức tính quý nhất của con người. Ta sẽ truyền ngôi cho chủ bề trung thực và dũng cảm này.
Chôm được truyền ngôi và trở thành ông vua hiền minh.
Truyện dân gian Khmer
Trả lời câu hỏi cuối bài:
Câu 1 trang 42 SGK Tiếng Việt lớp 4 Tập 1 Cánh diều: Nhà vua tìm người nối ngôi bằng cách nào?
Trả lời:
Nhà vua tìm người nối ngôi bằng cách: ra lệnh cho mỗi người dân một thùng thóc về gieo trồng và giao hẹn: Ai thu được nhiều thóc nhất thì sẽ được truyền ngôi, ai không có thóc nộp sẽ bị xử phạt.
Câu 2 trang 42 SGK Tiếng Việt lớp 4 Tập 1 Cánh diều: Vì sao đến vụ thu hoạch, cậu bé Chôm không nộp được thóc cho nhà vua?
Trả lời:
Vì Chôm nghĩ bản thân đã để chết thóc giống nên không nảy mầm được. Nhưng kì thực, nhà vua đã cho đem luộc hết thóc giống trước khi phát cho mọi người. Nên thóc giống không nảy mầm là đương nhiên.
Câu 3 trang 42 SGK Tiếng Việt lớp 4 Tập 1 Cánh diều: Vì sao mọi người đều sững sờ khi nghe Chôm nói?
Trả lời:
Mọi người sững sờ khi nghe Chôm nói vì họ cũng gặp phải tình huống tương tự nhưng lại giấu đi, không dám nói cho nhà vua biết. Không hiểu sao cậu bé Chôm lại không sợ nhà vua xử phạt.
Câu 4 trang 42 SGK Tiếng Việt lớp 4 Tập 1 Cánh diều: Nhà vua xử sự thế nào khi nghe Chôm nói?
Trả lời:
Khi nghe Chôm nói, nhà vua đỡ chú bé đứng dậy, ngài hỏi những người khác có gặp phải tình huống giống như Chôm không và ôn tồn giảng giải lí do Chôm không gieo được thóc giống nảy mầm là do mình.
Câu 5 trang 42 SGK Tiếng Việt lớp 4 Tập 1 Cánh diều: Em có tán thành ý kiến “Trung thực là đức tính quý nhất của con người.” không? Vì sao?
Trả lời:
Em tán thành ý kiến “Trung thực là đức tính quý nhất của con người.”
Vì nhờ có trung thực, con người có thể cùng chung sống hoà thuận, cùng phát triển và kiếm ra nhiều của cải. Xã hội sẽ luôn an yên, không có lừa lọc và tệ nạn xảy ra. Ai cũng trung thực thì xã hội sẽ thật hạnh phúc.
Giaibaitap.me
1. Nghe cô giáo (thầy giáo) nhận xét chung về bài viết của cả lớp. 2. Tham gia sửa bài cùng cả lớp: sửa các lỗi chung về cấu tạo và nội dung đơn, lỗi dùng từ, đặt câu, chính tả,....
Chọn 1 trong 2 đề sau: 1. Trình bày ý kiến của em về tính cách của các nhân vật trong một câu chuyện đã học ở Bài 3. 2. Trình bày ý kiến về biểu hiện của tính trung thực trong học tập và đời sống.
1. Những câu chuyện của Mi-sa và Xa-sa có gì thú vị? 2. Vì sao Mi-sa và Xa-sa bỏ về, không muốn ngồi cùng I-go? 3. Việc l-go làm có gì khác với trò chơi tán dóc của Mi-sa và Xa-sa?
2. Kiểu nhân hoá nào được sử dụng trong các câu thơ, câu văn sau? a) Buổi sớm, khi cậu gà ri tê tái chạy ở trong chuồng ra, dẫn đầu ba chị gà, một bác ngan với một lũ con líp nhíp. 3. Viết 3 câu tả đồ vật hoặc con vật, cây cối, trong câu có hình ảnh nhân hoá.