Nội dung chính Những cánh buồm:
Văn bản đề cập đến vẻ đẹp của những cánh buồm trên dòng sông quê hương. Vào mỗi thời điểm, cánh buồm lại có một vẻ đẹp khác nhau. Những cánh buồm vẫn luôn gắn bó và sống mãi cùng sông nước, con người.
Khởi động
Tìm lời giải cho câu đố dưới đây:
Bến sông bờ suối là nhà
Gọi con, gọi chiếc vẫn là một thôi
Nối hai bờ đỡ xa xôi
Ngày đêm đưa khách đón người qua sông.
(Là gì?)
Trả lời:
Đáp án là con thuyền, con đò.
Bài đọc
NHỮNG CÁNH BUỒM
Phía sau làng tôi có một con sông lớn chảy qua. Bốn mùa sông đầy nước. Tôi yêu con sông vì nhiều lẽ, trong đó có một hình ảnh tôi cho là đẹp nhất – đó là những cánh buồm.
Ngày lại ngày, cánh buồm đi như rong chơi nhưng thực ra nó đang đẩy thuyền đi. Những buổi nắng đẹp, trời trong, những cánh buồm xuôi ngược giữa dòng sông phẳng lặng. Có cánh màu nâu như màu áo của mẹ tôi. Có cánh màu trắng như màu áo của chị tôi. Có cánh màu xám bạc như màu áo bố tôi đã suốt ngày lam lũ trên cánh đồng.
Gặp khi dông bão, dòng sông cuồn cuộn nổi sóng, những con thuyền phải ghé vào bến. Buồm được hạ xuống. Những cánh buồm cuộn tròn nằm trên mũi thuyền. Không hiểu lúc ấy cánh buồm suy nghĩ gì trong khi gió ra sức gào thét và mưa tuôn như trút.
Những ngày lộng gió, từ bờ tre làng, tôi nhìn thấy những cánh buồm căng phồng như ngực người khổng lồ đẩy thuyền đi đến chốn, về đến nơi, mọi ngả mọi miền, cần cù nhẫn nại, suốt năm suốt tháng, bất kể ngày đêm.
Những cánh buồm chung thuỷ cùng con người vượt qua bao nhiêu sóng nước, thời gian. Đến nay, con người đã có những con tàu to lớn vượt biển khơi, nhưng những cánh buồm vẫn sống mãi cùng sông nước và con người.
(Theo Băng Sơn)
Trả lời câu hỏi cuối bài:
Câu 1 trang 99 SGK Tiếng Việt lớp 4 Tập 2 KNTT: Hình ảnh nào được tác giả cho là đẹp nhất khi nghĩ về làng quê của mình?
Trả lời:
Hình ảnh nào được tác giả cho là đẹp nhất khi nghĩ về làng quê của mình là: những cánh buồn.
Câu 2 trang 99 SGK Tiếng Việt lớp 4 Tập 2 KNTT: Cánh buồm được miêu tả thế nào vào mỗi thời điểm:
Trả lời:
Cánh buồm được miêu tả vào mỗi thời điểm:
- Buổi nắng đẹp: những cánh buồm xuôi ngược giữa dòng sông phẳng lặng. Có cánh màu nâu như màu áo của mẹ. Có cánh màu trắng như màu áo của chị. Có cánh màu xám bạc như màu áo bố.
- Ngày lộng gió: những cánh buồm cuộn tròn nằm trên mui thuyền.
- Khi giông bão: những cánh buồm căng lồng ngực người khổng lồ đẩy thuyền đi đến chốn,về đến nơi, mọi ngả mọi miền, cần cù nhẫn nại.
Câu 3 trang 99 SGK Tiếng Việt lớp 4 Tập 2 KNTT: Em thích cách tả cánh buồm vào thời điểm nào? Vì sao?
Trả lời:
Em thích cách tả cánh buồm vào buổi nắng đẹp vì cách tả ấy cho thấy cánh buồm rất sinh động với nhiều màu sắc và sắc thái khác nhau.
Câu 4 trang 99 SGK Tiếng Việt lớp 4 Tập 2 KNTT: Ý nào dưới đây nêu đúng nội dung chính của bài đọc?
A. Vẻ đẹp của những dòng sông quê hương.
B. Vẻ đẹp của những cánh buồm trên dòng sông quê hương.
C. Vẻ đẹp của những con tàu vượt biển khơi.
D. Vẻ đẹp của những người lao động cần cù, chăm chỉ.
Trả lời:
B. Vẻ đẹp của những cánh buồm trên dòng sông quê hương.
Câu 5 trang 99 SGK Tiếng Việt lớp 4 Tập 2 KNTT: Nói 2 – 3 câu về cảnh vật em yêu thích ở quê hương mình.
Trả lời:
Quê hương em không đẹp nên thơ nhưng em vẫn tự hào mà nói rằng được thả diều mỗi chiều trên đê quả là tuyệt. Những tia nắng cuối cùng trong ngày còn sót lại cũng là lúc lũ trẻ chúng em kéo nhau ra bãi cát chân đê chơi. Từng làn gió mát phả trong không khí đưa những chiếc diều bay xa và bay cao như ước mơ tuổi thơ của chúng em cũng được chấp cánh.
Giaibaitap.me
1. Các câu ở cột A có gì khác các câu ở cột B? 2. Dấu ngoặc đơn trong mỗi câu ở cột B (bài tập 1) có tác dụng gì? 4. Viết đoạn văn (2 – 3 câu) về cảnh đẹp của một vùng quê hoặc nơi em sinh sống, trong đó có dùng dấu ngoặc đơn.
1. Đọc bài văn sau và trả lời câu hỏi. Mảnh vườn nhỏ sau nhà ông bà có trồng một cây khế. a. Mở bài giới thiệu thế nào về cây khế? b. Ở đoạn kết, cây khế được nhận xét như thế nào? 2. Cách mở bài và kết bài dưới đây có gì khác với cách mở bài và kết bài của bài văn trên?
1. Bạn nhỏ được cha kể những gì về cây cầu vừa bắc xong? 2. Khi xem ảnh chiếc cầu cha gửi, bạn nhỏ có những liên tưởng gì thú vị? 3.Qua hình ảnh cái cầu tre sang nhà bà ngoại, em có cảm nhận gì về quê hương của bạn nhỏ?
Chọn 1 trong 3 đề dưới đây: Đề 1: Viết bài văn miêu tả một cây ăn quả mà em yêu thích. Đề 2: Viết bài văn miêu tả một cây ở sân trường đã gắn bó với em và bạn bè. Đề 3: Viết bài văn miêu tả một cây mà em biết qua phim ảnh, sách báo.