Nội dung chính Người giàn khoan:
Bài thơ ca ngợi những người dân phải sống một cách vội vã, tất bật dũng cảm giữa lòng biển sâu bao la nhưng lại luôn vui vẻ, yêu đời.
Bài đọc
Người giàn khoan
Ở nơi này thăm thẳm biển khơi xa
Những giàn khoan vẫn nở hoa trên sóng nước
Giữa chớp bể - mưa nguồn, giữa dòng xuôi – luồng ngược.
Lửa vẫn bừng lên một sức sống diệu kì.
Những chàng trai vội vã từ bước đi
Vội vã cả cái bắt tay lúc giao ca gặp mặt ….
Nhưng nụ cười cứ ngời lên trong ánh mắt
Gắn bó bên nhau gần trọn nửa cuộc đời…
Những con người mang dòng máu cuộn sôi
Của cha Lạc Long Quân từ nghìn xưa cưỡi sóng
Đại dương mênh mông trở nên bé bỏng
Trước con tim chỉ biết nhịp kiêu hùng!
Trả lời câu hỏi cuối bài:
Câu 1 trang 37 SGK Tiếng Việt lớp 4 Tập 2 Cánh diều: Qua khổ thơ 1, hình ảnh minh họa và chú thích về giàn khoan, em hiểu những người lao động trên giàn khoan làm công việc gì? Ở đâu?
Trả lời:
Qua khổ thơ 1, hình ảnh minh họa và chú thích về giàn khoan, em hiểu những người lao động trên giàn khoan làm công việc quan sát giàn khoan ở trên giàn khoan ngoài biển.
Câu 2 trang 38 SGK Tiếng Việt lớp 4 Tập 2 Cánh diều: Những từ ngữ, hình ảnh nào giúp em hình dung được khó khăn, thách thức đối với người làm việc trên giàn khoan?
Trả lời:
Những từ ngữ, hình ảnh như: giữa chớp bể, mưa nguồn, giữa dòng xuôi- luồng ngược giúp em hình dung được khó khăn, thách thức đối với người làm việc trên giàn khoan.
Câu 3 trang 38 SGK Tiếng Việt lớp 4 Tập 2 Cánh diều: Em cảm nhận như thế nào về " người giàn khoan" qua các từ ngữ, hình ảnh ở khổ thơ thứ 2?
Trả lời:
Em cảm nhận " người giàn khoan" qua các từ ngữ, hình ảnh ở khổ thơ thứ 2 là những người phải sống một cách vội vã, tất bật dũng cảm giữa lòng biển sâu bao la nhưng lại luôn vui vẻ, yêu đời
Câu 4 trang 38 SGK Tiếng Việt lớp 4 Tập 2 Cánh diều: Qua khổ thơ 3, tác giả muốn nói điều gì về "người giàn khoan"?
Trả lời:
Qua khổ thơ 3, tác giả muốn nói "người giàn khoan" là những người mang những trọng trách lớn lao giữa lòng đại dương mênh mông bao la.
Giaibaitap.me
1. Tìm và nêu tác dụng của dấu gạch ngang trong các câu dưới đây: a, Cầu truyền hình đặc biệt " Hạ Long thần tiên" nhằm tôn vinh giá trị của Vịnh Hạ Long. 2. Cần bổ sung dấu gạch ngang vào những vị trí nào trong các câu dưới đây? Mỗi dấu gạch ngang đó được dùng để làm gì?
1. Xếp các đoạn mở bài dưới đây vào nhóm thích hợp: a, "Meo, meo!". Đấy, chú bạn mới của tôi lại đến chơi với tôi đấy. 2. Viết mở bài cho bài văn tả con vật mà em đã lập dàn ý: a, Một đoạn mở bài trực tiếp. b, Một đoạn mở bài gián tiếp.
1. Qua khổ thơ 1, em hiểu đoàn thuyền đánh cá ra khơi vào lúc nào? 2. Những từ ngữ, hình ảnh nào cho biết những người đánh cá đã làm việc suốt đêm? 3. Tiếng hát vang lên suốt quá trình lao động nói lên điều gì?
1. Nội dung và số câu trong đoạn kết của bài văn dưới đây (Chiền chiện bay lên) có gì khác với với đoạn kết của bài văn Con thỏ trắng (trang 19-20)? 2. Viết kết bài cho bài văn tả con vật mà em đã lập dàn ý: a, Một đoạn kết bài mở rộng. b, Một đoạn kết bài không mở rộng.