Câu 1 trang 9 SGK Tiếng Việt lớp 4 Tập 2 KNTT: Đoạn văn dưới đây có mấy câu? Nhờ đâu em biết như vậy?
Anh em tôi ở cùng bà nội từ bé. Những đêm hè, bà thường trải chiếu ở giữa sân gạch. Bà ngồi đó xem chúng tôi chạy nhảy, nô đùa đủ trò. Ba biết nhiều câu chuyện cổ tích. Chúng tôi đã thuộc lòng những câu chuyện bà kể. Chẳng hiểu vì sao chúng tôi vẫn thấy hảo hức mỗi lần được nghe bà kể chuyện?
(Theo Phương Trung)
Trả lời:
Đoạn văn có 6 câu.
Nhờ có các chữ cái đầu viết hoa và các dấu câu: dấu chấm, dấu chấm hỏi mà em nhận biết được dấu hiệu kết thúc câu.
Câu 2 trang 9 SGK Tiếng Việt lớp 4 Tập 2 KNTT: Xét các kết hợp từ dưới đây, cho biết trường hợp nào là câu, trường hợp nào chưa phải là câu. Vì sao?
Trả lời:
- Các trường hợp là câu:
+ Nam dẫn bà cụ sang đường.
+ Bà cụ rất cảm động.
+ Bà muốn sang đường phải không ạ?
+ Cảm ơn cháu nhé!
Vì: Các câu trên có chữ cái đầu câu viết hoa và có dấu kết thúc câu.
- Các trường hợp chưa phải là câu:
+ giúp đỡ người già
+ Nam và bà cụ
+ đã già yếu
Vì: Các kết hợp từ trên không có dấu kết thúc câu và các chữ đầu câu không viết hoa.
Câu 3 trang 10 SGK Tiếng Việt lớp 4 Tập 2 KNTT: Sắp xếp các từ ngữ dưới đây thành câu. Viết câu vào vở.
a. chữa bệnh/ ông/ cứu người/ để
b. khám bệnh/ miễn phí/ ông/ cho ai
c. phải tập thể dục/ cháu/ nhé/ thường xuyên
d. lắm/ ông ấy/ thương người
Trả lời:
a. Ông chữa bệnh để cứu người.
b. Ông khám bệnh miễn phí cho ai?
c. Cháu phải tập thể dục thường xuyên nhé!
d. Ông ấy thương người lắm!
Câu 4 trang 10 SGK Tiếng Việt lớp 4 Tập 2 KNTT: Dựa vào tranh để đặt câu:
a. Một câu kể.
b. Một câu hỏi.
c. Một câu khiến.
d. Một câu cảm.
Trả lời:
a. Một câu kể: Bác sĩ đang khám bệnh cho bệnh nhân.
b. Một câu hỏi: Cháu có thấy đau răng không?
c. Một câu khiến: Cháu hãy há miệng thật to nhé!
d. Một câu cảm: Ôi, sâu răng thật rồi!
Giaibaitap.me
1. Đọc đoạn văn dưới đây và thực hiện yêu cầu. (1) Nhỏ Thầm là cô bạn thân duy nhất của tôi. (2) Chúng tôi cùng lớn lên bên nhau. a. Tìm phần mở đầu, triển khai và kết thúc của đoạn văn trên. b. Tìm nội dung tương ứng với từng phần của đoạn văn. 2. Trao đổi về những điểm cần lưu ý khi viết đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc.
1. Tách mỗi câu dưới đây thành hai thành phần. 2. Từ kết quả ở bài tập 1, thực hiện các yêu cầu sau: a. Xếp thành phần thứ nhất của mỗi câu vào các nhóm. 3. Đặt câu hỏi cho các thành phần câu trong bài tập 1.
Đề bài: Viết đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc về một người gần gũi, thân thiết. 1. Dựa vào các ý đã tìm được trong hoạt động Viết ở Bài 2, viết đoạn văn theo yêu cầu của đề bài. Vận dụng: Kể lại câu chuyện Ông Bụt đã đến cho người thân nghe. Nếu suy nghĩ của em về nhân vật ông nhạc sĩ trong câu chuyện.
1. Tìm những chi tiết thể hiện tình yêu thương của bà dành cho con cháu. 3. Người cháu thương bà vì điều gì? 4. Hai câu thơ “Bà như quả ngọt chín rồi/ Càng thêm tuổi tác càng tươi lòng vàng" ý nói gì? Chọn câu trả lời dưới đây hoặc nêu ý kiến của em.