Câu 1 trang 69 SGK Tiếng Việt lớp 4 Tập 2 KNTT: Đọc một câu chuyện về lòng biết ơn.
Gợi ý:
Trả lời:
Em tìm đọc cuốn sách “Nhật ký trưởng thành của đứa trẻ ngoan – Làm một người biết ơn”.
Cuốn sách “Làm một người biết ơn” là một trong mười chủ đề, bao gồm 20 câu chuyện thú vị, giúp chúng ta nhận ra nhiều bài học.
Câu 2 trang 69 SGK Tiếng Việt lớp 4 Tập 2 KNTT: Viết phiếu đọc sách theo mẫu.
Trả lời:
PHIẾU ĐỌC SÁCH |
||
Tên câu chuyện: Nhật ký trưởng thành của đứa trẻ ngoan – Làm một người biết ơn |
Tác giả: Trương Cần |
Ngày đọc: 05/03/3023 |
Nội dung chính: Xoay quanh chủ đề “Làm một người biết ơn!” bao gồm 20 câu chuyện thú vị giúp cho trẻ có cái nhìn đa chiều về mảnh ghép của cuộc sống, tố chất cấu thành lòng biết ơn và biện pháp thực hành như thế nào. |
||
Điều em xúc động ở câu chuyện: câu chuyện đã cho chúng ta rất nhiều bài học về lòng biết ơn. |
Bài học rút ra: Cần phải biết ơn những người đã bỏ qua cho mình, những người giúp đỡ mình, nhất là người luôn yêu thương, gần gũi và chăm sóc chúng ta hàng ngày. |
|
Mức độ yêu thích: 5 sao |
Câu 3 trang 69 SGK Tiếng Việt lớp 4 Tập 2 KNTT: Trao đổi với bạn về nội dung chính và những điều em thấy xúc động trong câu chuyện.
Trả lời:
Những điều em thấy xúc động: Cuốn sách “Làm một người biết ơn” là một trong mười chủ đề, bao gồm 20 câu chuyện thú vị, giúp chúng ta nhận thức được nhiều bài học quý giá:
- Cần phải biết ơn những người đã bỏ qua, không tính toán những sai lầm của chúng ta, vì họ đã cho chúng ta cơ hội được làm lại từ đầu.
- Bài học từ một danh nhân nổi tiếng mang tấm lòng biết ơn lớn lao đối với cô giáo của mình, còn chúng ta thì sao? Chúng ta đã có hành động gì để báo đáp thầy cô của mình, người mà ngày đêm không quản ngại vất vả dạy dỗ chúng ta nên người hay chưa?
- Chúng ta cần phải biết cảm ơn người đã giúp đỡ chúng ta, nhất là người luôn yêu thương, gần gũi và chăm sóc chúng ta hàng ngày.
- Khi được nhận sự giúp đỡ từ người khác chúng ta nên cảm ơn họ, không được tham lam vô độ.
- Sự giúp đỡ của người khác không phải là điều hiển nhiên, mà chỉ có lòng biết ơn mới đền đáp được sự giúp đỡ đó.
- Khi chúng ta mang theo lòng biết ơn để làm việc gì đó, dù là việc nhỏ đến đâu đi nữa thì cuối cùng cũng sẽ được tích tụ thành một nguồn sức mạnh to lớn.
- Lời phê bình không hề đáng sợ, điều đáng sợ là chúng ta nhìn nhận lời phê bình đó như thế nào? Chúng ta dùng tấm lòng cảm ơn để đón nhận lời phê bình, thì ta sẽ phát hiện ra rằng những lời phê bình ấy chính là dưỡng chất tốt nhất trên con đường trưởng thành của mình.
- Đừng quên cảm ơn người ngay cạnh chúng ta.
- Hãy thể hiện lòng biết ơn bằng hành động thiết thực.
- Luôn thể hiện thái độ hiếu kính, cảm tạ công ơn sinh thành và nuôi dưỡng của bố mẹ. Là đứa trẻ ngoan chúng ta phải biết đền đáp, báo hiếu công ơn chăm sóc dưỡng dục của thầy cô, của bố mẹ.
- Trong cuộc sống cần lắm những trái tim biết ơn và lương thiện.
- Dù chúng ta có thất bại ở lĩnh vực nào đó thì cuộc sống vẫn còn có rất nhiều điều tốt đẹp.
- Làm người nhất định phải giữ chữ tín. Khi ta nhận được sự giúp đỡ từ người khác thì nhất định ta phải báo đáp lại. Khi ta giúp đỡ người khác không cần báo đáp thì sẽ luôn được nhận lại nhiều hơn thế nữa.
- Điều quan trọng hơn lòng biết ơn đó là lòng tốt không phân địa điểm, thời gian. Chỉ có người có lòng biết ơn mới có thể lan tỏa lòng biết ơn cho nhiều người.
- Chúng ta phải biết ơn và quý trọng những người bạn tốt với ta trong cuộc đời này.
- Cảm ơn những tháng ngày nghèo khó, cảm ơn những tấm lòng và sự quan tâm chân thành đã dành cho chúng ta.
Xoay quanh chủ đề “Làm một người biết ơn!” Đã giúp cho trẻ có cái nhìn đa chiều về mảnh ghép của cuộc sống, tố chất cấu thành lòng biết ơn và biện pháp thực hành như thế nào?
Vận dụng: Chia sẻ với người thân câu chuyện về lòng biết ơn em đã đọc.
Trả lời:
Em chia sẻ với người thân câu chuyện Nhật ký trưởng thành của đứa trẻ ngoan – Làm một người biết ơn.
Giaibaitap.me
1. Chọn đọc một bài đã học trong chủ điểm Sống để yêu thương và trả lời câu hỏi. 3. Xác định chủ ngữ, vị ngữ của mỗi câu trong đoạn văn dưới đây: 5. Viết đoạn văn (2 – 3 câu) về một nhân vật trong câu chuyện đã đọc, đã nghe. Xác định chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ của mỗi câu.
1.Đọc thuộc lòng đoạn thơ khoảng 80 chữ trong một bài thơ đã học dưới đây và trả lời câu hỏi. 2. Đọc bài dưới đây và trả lời câu hỏi. Trứng bọ ngựa nở - a. Đoạn mở đầu giới thiệu sự việc gì? b. Các chú bọ ngựa non được miêu tả thế nào qua từng khoảnh khắc dưới đây?
1. Dưới đây là khổ thơ đầu và khổ thơ cuối trong bài Mẹ vắng nhà ngày bão của tác giả Đặng Hiển. Theo em, các bạn nhỏ hiểu được điều gì khi mẹ vắng nhà và khi mẹ trở về? 3. Viết 5 – 7 câu nêu tình cảm, cảm xúc của em về một người thân trong gia đình.
Chọn 1 trong 3 đề dưới đây: Đề 1: Viết đoạn văn nêu lí do em thích một câu chuyện đã đọc hoặc đã nghe trong một chủ điểm đã học. Đề 2: Viết đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc về nhân vật bác nông dân trong câu chuyện “Người nông dân và con chim ưng”.