Soạn bài: Chú đất nung (tiếp theo) trang 138 SGK Tiếng Việt 4 tập 1
Câu 1. Kể lại tai nạn của hai người bột.
Trả lời:
Chàng kị sĩ và nàng công chúa đang sống trong lọ thủy tinh thì bị Chuột cạy nắp lọ, tha nàng công chúa vào cống. Chàng kị sĩ đi tìm công chúa cũng bị chuột lừa vào cống. Hai người bột này cùng chạy trốn, thuyền lật đều bị ngấm nước, nhũn hết chân tay.
Câu 2. Đất Nung đã làm gì khi thấy hai người bột gặp nạn ?
Trả lời:
Khi thấy hai người bột bị nạn, Đất Nung liền nhảy xuống, vớt cả hai lên bờ phơi nắng cho se bột lại.
Câu 3. Theo em, câu nói cộc tuếch của Đất Nung có ý nghĩa gì ?
Trả lời:
Câu nói cộc tuếch của Đất Nung ở cuối truyện có nghĩa là cần phải chịu rèn luyện, thử thách khó khăn thì mới cứng rắn, chịu được nắng mưa mới trở thành người hữu ích được.
Câu 4. Đặt thêm tên khác cho truyện.
Trả lời:
Đặt thêm tên khác cho truyện: Có thể đặt thêm cho truyện tên
- Hãy tôi luyện trong lửa đỏ.
- Có chịu rèn luyện mới trở nên hữu ích.
Nội dung câu chuyện: Muốn làm một người có ích phải biết rèn luyện, không sợ gian khổ, khó khăn. Chú Đất Nung nhờ dám nung mình trong lửa nên đã trở thành người hữu ích, chịu được nắng mưa, cứu sống được hai người bột yếu đuối.
Giaibaitap.me
Soạn bài Tập làm văn: Thế nào là miêu tả? trang 140 SGK Tiếng Việt 4 tập 1. Câu 2. Viết vào vở những điều em hình dung được về các sự vật trên theo lời miêu tả .
Soạn bài Luyện từ và câu: Dùng câu hỏi vào mục đích khác trang 142 SGK Tiếng Việt 4 tập 1. Câu 3. Hãy nêu một vài tình huống có thể dùng câu hỏi để: a) Tỏ thái độ khen, chê.
Soạn bài: Tập làm văn: Cấu tạo bài văn miêu tả đồ vật trang 143 SGK Tiếng Việt 4 tập 1. Câu 2. Theo em, khi tả một đồ vật, ta cần tả những gì ?
Soạn bài Cánh diều tuổi thơ - Tiếng Việt 4 tập 1. Câu 3. Qua các câu mở bài và kết bài, tác giả muốn nói điều gì về cánh diều tuổi thơ ?