Nội dung chính Chàng trai làng Phù Ủng:
Văn bản đề cập đến Phạm Ngũ Lão – một danh tướng đời nhà Trần. Từ nhỏ, ông đã nổi tiếng thông minh, văn võ song toàn. Khi bị một người lính đi dẹp đường lấy giáo đâm vào đùi, Phạm Ngũ Lão vẫn ngồi yên và ứng đáp mấy câu về binh thư của Trần Hưng Đạo rất trôi chảy. Nhờ sự kiên trì khổ luyện và tài năng hơn người, ông trở thành vị tướng kiệt xuất và lập được nhiều chiến công.
Khởi động:
Em biết những vị tướng nào trong lịch sử nước ta? Chia sẻ thông tin về một vị tướng em ngưỡng mộ.
Trả lời:
- Những vị tướng trong lịch sử nước ta mà em biết:
+ Ngô Quyền (898 – 944)
+ Lý Thường Kiệt (1019 - 1105)
+ Trần Hưng Đạo (1230 - 1300)
+ Quang Trung (1753 - 1792)
+ Võ Nguyên Giáp (1911 - 2013)
+ Lê Trọng Tấn (1914 -1986)
+ Nguyễn Chí Thanh (1914 - 1967).....
- Trong đó, Ngô Quyền là vị tướng mà em ngưỡng mộ. Ngô Quyền sinh năm 898 và mất năm 944, còn được biết đến với tên gọi Tiền Ngô Vương. Ông là vị vua đầu tiên của nhà Ngô trong lịch sử Việt Nam. Ông là người lãnh đạo nhân dân đánh bại quân Nam Hán trong trận Bạch Đằng, kết thúc 1.000 năm Bắc thuộc của Việt Nam.
Bài đọc
CHÀNG TRAI LÀNG PHÙ ỦNG
Phạm Ngũ Lão là một danh tướng đời nhà Trần. Ông sinh ra trong một gia đình nông dân nghèo, ở làng Phù Ủng. Từ nhỏ, ông đã nổi tiếng thông minh, văn võ song toàn, chí khí khác thường.
Một hôm, Phạm Ngũ Lão ngồi bên vệ đường đan sọt. Không ngờ, Trần Hưng Đạo đưa quân đi tập trận ngang qua. Quân lính đi trước dẹp đường, chiêng, trống, loa, kèn huyên náo, vậy mà chàng trai vẫn mải mê đan sọt không hề hay biết. Một người lính đi dẹp đường tức giận lấy giáo đâm vào đùi chàng trai, máu chảy, nhưng chàng vẫn ngồi yên. Đến lúc ngựa của Trần Hưng Đạo đi qua, chàng trai như mới sực tỉnh, vội đứng dậy vái chào. Trần Hưng Đạo hỏi:
– Nhà ngươi bị giáo đâm như thế mà không thấy đau sao?
Phạm Ngũ Lão kính cần thưa:"Thưa đức ông, thần mải nghĩ mấy câu trong binh thư nên không biết có quân của đức ông qua đây, xin ngài xá tội.”...
Trần Hưng Đạo hỏi mấy câu về binh thư thì thấy Phạm Ngũ Lão ứng đáp rất trôi chảy. Trần Hưng Đạo cảm mến, biết là hiền tài, sai người lấy thuốc đắp vết thương cho ông rồi mời ông về kinh đô.
Được khổ luyện ở kinh đô, tài năng của Phạm Ngũ Lão dẫn được bộc lộ. Ông trở thành một vị tướng kiệt xuất, lập được nhiều chiến công. Đặc biệt, ông chỉ huy binh sĩ hai lần đánh tan giặc Nguyên. Uy danh của ông khiến kẻ thù vô cùng khiếp sợ và khâm phục. Chúng gọi ông là “viên hổ tướng họ Phạm". Khi đó, ông mới ngoài 30 tuổi.
Về sau, ông còn được giao chỉ huy nhiều trận đánh. Trận đánh nào ông cũng giành chiến thắng nền được gọi là “vị tướng bách chiến bách thắng”.
(Phan Sơn tổng hợp)
Trả lời câu hỏi cuối bài:
Câu 1 trang 52 SGK Tiếng Việt lớp 4 Tập 2 KNTT: Câu văn nào nói về tài năng của Phạm Ngũ Lão khi còn nhỏ?
Trả lời:
Câu văn nói về tài năng của Phạm Ngũ Lão khi còn nhỏ là: “Từ nhỏ, ông đã nổi tiếng thông minh, văn võ song toàn, chí khí khác thường.”
Câu 2 trang 52 SGK Tiếng Việt lớp 4 Tập 2 KNTT: Chuyện gì xảy ra với Phạm Ngũ Lão khi Trần Hưng Đạo và quân lính đi qua?
Trả lời:
Phạm Ngũ Lão bị một người lính đi dẹp đường tức giận lấy giáo đâm vào đùi, máu chảy khi Trần Hưng Đạo và quân lính đi qua.
Câu 3 trang 52 SGK Tiếng Việt lớp 4 Tập 2 KNTT: Dựa vào nội dung câu chuyện, tìm thẻ chữ nêu kết quả phù hợp với thẻ chữ nêu nguyên nhân.
Trả lời:
Câu 4 trang 52 SGK Tiếng Việt lớp 4 Tập 2 KNTT: Phạm Ngũ Lão có những đóng góp gì cho đất nước?
Trả lời:
Phạm Ngũ Lão trở thành một vị tướng kiệt xuất, lập được nhiều chiến công. Ông chỉ huy binh sĩ hai lần đánh tan giặc Nguyên. Uy danh của ông khiến kẻ thù khiếp sợ và khâm phục. Trận đánh nào ông cũng giành chiến thắng nên được gọi là “vị tướng bách chiến bách thắng”.
Luyện tập 1: “Tài” trong những từ nào dưới đây mang nghĩa “có khả năng hơn người bình thường"?
Trả lời:
“Tài” trong những từ mang nghĩa “có khả năng hơn người bình thường": tài nghệ, tài hoa, tài năng.
Luyện tập 2: Tìm nghĩa của từng thành ngữ dưới đây.
Trả lời:
Giaibaitap.me
Đề bài: Viết đoạn văn nêu lí do em yêu thích một câu chuyện về tình yêu thương hoặc lòng biết ơn. 2. Viết. Lưu ý: Khi có nhiều lí do, em cần lựa chọn những lí do nổi bật và sắp xếp theo một trình tự hợp lí.
1. Đọc đoạn thơ, bài thơ hoặc bài ca dao về lòng biết ơn. 2. Viết phiếu đọc sách theo mẫu. 3. Đọc lại cho bạn nghe đoạn thơ, bài thơ, bài ca dao và trao đổi với bạn cảm nghĩ của em.
1. Lần đầu về quê, bạn nhỏ được bà nội giới thiệu cho biết về những cây nào trong vườn? 2. Theo em, qua lời giới thiệu của bà, bạn nhỏ hiểu được điều gì về vườn cây? 3. Vì sao hình bóng ông không bao giờ phai nhạt trong lòng người thân?
1. Tìm trạng ngữ của mỗi câu dưới đây và cho biết chúng bổ sung thông tin gì cho câu. a. Mùa xuân, các loài hoa đua nhau khoe sắc. b. Dưới chân đê, đàn trâu đang thung thăng gặm cỏ. 2. Đặt câu hỏi cho mỗi trạng ngữ vừa tìm được ở bài tập 1.