Câu 5 trang 66 SGK Hóa học 11 Nâng cao
Axit A là chất rắn, trong suốt, không màu, dễ tan trong nước. Khi thêm canxi oxit vào dung dịch A thì tạo thành hợp chất B màu trắng, không tan trong nước. Khi nung B ở nhiệt độ cao với cát và than thì tạo thành đơn chất photpho có trong thành phần của A. Cho biết A, B là những chất gì ? Viết phương trình hóa học của các phản ứng.
Giải
A là \({H_3}P{O_4}\); B là \(C{a_3}{(P{O_4})_2}\)
\(2{H_3}P{O_4} + 3CaO \to C{a_3}{(P{O_4})_2} + 3{H_2}O\)
Câu 6 trang 66 SGK Hóa học 11 Nâng cao
Thêm 0,15 mol KOH vào dung dịch chứa 0,1 mol\({H_3}P{O_4}\). Sau phản ứng, trong dung dịch có các muối.
A. \(K{H_2}P{O_4}\)và\({K_2}HP{O_4}\)
B. \(K{H_2}P{O_4}\)và \({K_3}P{O_4}\)
C. \({K_2}HP{O_4}\)và\({K_3}P{O_4}\)
D. \(K{H_2}P{O_4}\); \({K_2}HP{O_4}\) và \({K_3}P{O_4}\)
Giải
Ta có \(1 < k = \frac{{{n_{KOH}}}}{{{n_{{H_3}P{O_4}}}}} = \frac{{0,15}}{{0,1}} = 1,5 < 2\)
Tạo 2 muối: \(K{H_2}P{O_4}\) và \({K_2}HP{O_4}\)
Chọn đáp án A
Câu 7 trang 66 SGK Hóa học 11 Nâng cao
Thêm 6,0 gam \({P_2}{O_5}\) vào 25 ml dung dịch \({H_3}P{O_4}\) 6,0% (D = 1,03 g/ml). Tính nồng độ phần trăm của \({H_3}P{O_4}\) trong dung dịch thu được.
Giải
\({P_2}{O_5} + 3{H_2}O \to 3{H_3}P{O_4}\)
142g \( \to \) 2.98g
6g \( \to \) ?
Khối lượng \({H_3}P{O_4}\) nguyên chất tạo từ 6 gam \({P_2}{O_5}:\)
\(\frac{{6.2.98}}{{142}} = 8,28(g)\)
Khối lượng dung dịch \({H_3}P{O_4}\) trong 25 ml dung dịch \({H_3}P{O_4}\) 6% (D = 1,03 g/ml):
\({m_{{\rm{dd}}}} = D.V = 25.1,03 = 25,75\,\,g\)
Khối lượng \({H_3}P{O_4}\) nguyên chất:
\({m_{ct}} = {{6.25,75} \over {100}} = 1,545\,\,g\)
Nồng độ phần trăm của \({H_3}P{O_4}\) trong dung dịch thu được là:
\(C{\% _{{H_3}P{O_4}}} = \frac{{(8,28 + 1,545).100}}{{(6 + 25,75)}} = 30,95\% \)
Câu 8 trang 66 SGK Hóa học 11 Nâng cao
Rót dung dịch chứa 11,76 g \({H_3}P{O_4}\) vào dung dịch chứa 16,80 g KOH. Tính khối lượng của từng muối thu được sau khi cho dung dịch bay hơi đến khô.
Giải
\({n_{{H_3}P{O_4}}} = \frac{{11,76}}{{98}} = 0,12\;mol;\)
\({n_{KOH}} = \frac{{16,8}}{{56}} = 0,3\;mol\)
Ta có \(2 < k = \frac{{{n_{KOH}}}}{{{n_{{H_3}P{O_4}}}}} = \frac{{0,3}}{{0,12}} = 2,5 < 3\)
\(\Rightarrow \) Tạo 2 muối \({K_2}HP{O_4}\) và \({K_3}P{O_4}\)
Đặt số mol \({H_3}P{O_4}\) tham gia phản ứng (1), (2) lần lượt là x mol và y mol
\({H_3}P{O_4} + 2KOH \to {K_2}HP{O_4} + 2{H_2}O\) (1)
x \( \to \) 2x \( \to \) x
\({H_3}P{O_4} + 3KOH \to {K_3}P{O_4} + 3{H_2}O\) (2)
y \( \to \) 3y \( \to \) y
Theo đề bài ta có
\(\left\{ \matrix{
x + y = 0,12 \hfill \cr
2x + 3y = 0,3 \hfill \cr} \right.\)
Khối lượng của các muối thu được:
\({m_{{K_2}HP{O_4}}} = 0,06.174 = 10,44(g);\)
\({m_{{K_3}P{O_4}}} = 0,06.212 = 12,72(g)\)
Giaibaitap.me
Giải bài tập trang 70 bài 16 phân bón hóa học SGK Hóa học 11 Nâng cao. Câu 1: Cho các mẫu phân đạm sau đây: amoni sunfat, amoni clorua, natri nitrat. Hãy dùng thuốc thử thích hợp để nhận biết chúng....
Giải bài tập trang 72 bài 17 luyện tập tính chất của photpho và các hợp chất của photpho SGK Hóa học 11 Nâng cao. Câu 1: Nêu những điểm khác biệt trong cấu tạo nguyên tử giữa nitơ và photpho...
Giải bài tập trang 77 bài 3 khái quát về nhóm cacbon SGK Hóa học 11 Nâng cao. Câu 1: Hãy cho biết quy luật biến đổi kim loại – phi kim của các nguyên tố thuộc nhóm cacbon và giải thích...
Giải bài tập trang 82 bài 20 cacbon SGK Hóa học 11 Nâng cao. Câu 1: Nêu các dạng thù hình thường gặp của cacbon. Tại sao kim cương và than chì lại có tính chất vật lí khác nhau...