Bài tập 3.24 trang 25 sách bài tập(SBT) hóa học 11
3.24. Hãy dẫn ra ba phản ứng trong đó co thể hiện tính khử và ba phản ứng trong đó CO2 thể hiện tính oxi hoá.
Hướng dẫn trả lời:
Ba phản ứng trong đó CO2 thể hiện tính khử :
\(2CO + {O_2}\)\(2C{O_2}\)
+2 +4
\(3CO + F{{\rm{e}}_2}{O_3}\)\(2F{\rm{e}} + 3C{O_2}\)
+2 +4
\(CO + C{l_2}\)\(COC{l_2}\)
+2 +4
Ba phản ứng trong đó CO2 thể hiện tính oxi hoá :
\(C{O_2} + C\)\(2CO\)
+4 +2
\(C{O_2} + 2Mg\)\(2MgO + C\)
+4 0
\(C{O_2} + Zn\)\(ZnO + CO\)
+4 +2
Bài tập 3.25 trang 25 sách bài tập(SBT) hóa học 11
3.25. Cân bằng sau đây được thiết lập khi hoà tan khí CO2 trong nước CO2 + H2O\(\mathbin{\lower.3ex\hbox{$\buildrel\textstyle\rightarrow\over{\smash{\leftarrow}\vphantom{_{\vbox to.5ex{\vss}}}}$}} \) H2CO3. Cân bằng đó chuyển dịch như thế nào khi đun nóng dung dịch, khi thêm NaOH và khi thêm HCl ? Giải thích.
Hướng dẫn trả lời:
Theo đầu bài, có cân bằng :
CO2 + H2O\(\mathbin{\lower.3ex\hbox{$\buildrel\textstyle\rightarrow\over{\smash{\leftarrow}\vphantom{_{\vbox to.5ex{\vss}}}}$}} \) H2CO3
- Khi đun nóng dung dịch, khí CO2 thoát ra khỏi dung dịch do độ tan của CO2 giảm khi tăng nhiệt độ. Vì vậy, cân bằng trên chuyển dịch từ phải sang trái.
- Khi thêm NaOH cân bằng trên chuyển dịch từ trái sang phải vì nồng độ H2CO3 giảm do phản ứng :
H2CO3 + 2NaOH \( \to \) Na2CO3 + 2H2O
- H2CO3 là axit yếu, trong dung dịch nó phân li ra ion H+. Do đó, khi thêm HCl, tức thêm ion H+, cân bằng trên sẽ chuyển dịch từ phải sang trái.
Bài tập 3.26 trang 25 sách bài tập(SBT) hóa học 11
3.26. Cho 14,3 g Na2CO3.10H2O vào 200 g dung dịch CaCl2 3%. Sau phản ứng, cho từ từ 1,5 lít (đktc) khí CO2 vào hỗn hợp thu được, rồi lọc lấy kết tủa. Tính khối lượng kết tủa, biết rằng chỉ có 60% lượng CO2 tham gia phản ứng.
Hướng dẫn trả lời:
\({n_{CaC{l_2}}} = \frac{{200.3}}{{100.111}} = {5,4.10^{ - 2}}(mol)\)
\({n_{N{a_2}C{O_3}}} = {n_{N{a_2}C{O_3}.10{H_2}O}} = \frac{{14,3}}{{286}} = {5.10^{ - 2}}(mol)\)
CaCl2 + Na2CO3 \( \to \) CaCO3\( \downarrow \) + 2NaCl (1)
5.10-2 mol 5.10-2 mol 5.10-2 mol
Hỗn hợp thu được gồm có CaCO3, NaCl và CaCl2 dư.
Khi cho CO2 \(({n_{C{O_2}}} = \frac{{1,5}}{{22,4}} = {6,7.10^{ - 2}}mol)\) vào hỗn hợp, xảy ra phản ứng :
CO2 + CaCO3 + H2O \( \to \) Ca(HCO3)2 (2)
Theo (2), số mol CaCO3 bị hoà tan = số mol CO2 phản ứng
= 6,7.10-2.\(\frac{{60}}{{100}}\) = 4,02.10-2 (mol).
Khối lượng kết tủa CaCO3 thu được là :
(5.10-2 - 4,02.10-2).100 = 0,98 (g).
Giaibaitap.me
Giải bài tập trang 27, 28 bài 21 công thức phân tử hợp chất hữu cơ Sách bài tập (SBT) Hóa Học 11. Câu 4.8: Những nhận xét sau đây đúng hay sai ?...
Giải bài tập trang 28 bài 21 công thức phân tử hợp chất hữu cơ Sách bài tập (SBT) Hóa Học 11. Câu 4.11: Để đốt cháy hoàn toàn 2,85 g chất hữu cơ X phải dùng vừa hết 4,20 lít 02 (đktc)...
Giải bài tập trang 29 bài 22 cấu trúc phân tử hợp chất hữu cơ Sách bài tập Hóa học 11. Câu 4.14: Chọn phương án trả lời đúng...
Giải bài tập trang 30 bài 22 cấu trúc phân tử hợp chất hữu cơ Sách bài tập hóa học 11. Câu 4.1: Trong số 9 chất dưới đây, những chất nào là đồng đẳng của nhau ? Những chất nào là đồng phân của nhau ?...