Câu 1 trang 100 SGK Hóa học 11 Nâng cao
Viết công thức cấu tạo của:
a)Canxi cacbua
b) Nhôm cácbua
c) Cacbon tetraflorua
Trong các hợp chất trên số oxi hóa của cacbon là bao nhiêu ?
Giải
Câu 2 trang 100 SGK Hóa học 11 Nâng cao
a) Tại sao cacbon monooxit cháy được, còn cacbon đioxit không cháy được trong khí quyển oxi ?
b) Hãy phân biệt khí \(CO\) và khí \({H_2}\) bằng phương pháp hóa học. Viết phương trình hóa học của phản ứng để minh họa.
Giải
a) \(CO\) cháy được trong \({O_2}\) vì \(CO\) có tính khử và \({O_2}\) có tính oxi hóa. \(C{O_2}\) không có tính khử nên không cháy được trong \({O_2}\).
\(2\mathop C\limits^{ + 2} O + {O_2} \to 2\mathop C\limits^{ + 4} {O_2}\)
b) Cách 1: Đốt hai khí rồi dẫn sản phẩm cháy qua bình đựng nước vôi trong dư. Mẫu tạo kết tủa là \(C{O_2}\) \( \Rightarrow CO\). Mẫu còn lại là \({H_2}\)
\(CO + {O_2} \to C{O_2}\)
\(C{O_2} + Ca{(OH)_2} \to CaC{O_3} \downarrow + {H_2}O\)
Cách 2: Cho hai mẫu thử tác dụng với \(PdC{l_2}\), mẫu tạo kết tủa đen là \(CO\), mẫu còn lại là \({H_2}\).
\(PdC{l_2} + CO + {H_2}O \to Pd \downarrow \)đen \( + C{O_2} \uparrow + 2HCl\)
Câu 3 trang 100 SGK Hóa học 11 Nâng cao
Câu 3 trang 100 SGK Hóa học 11 Nâng cao
a) Làm thế nào để phân biệt khí \(C{O_2}\) và khí \({O_2}\):
- Bằng phương pháp vật lí
- Bằng phương pháp hóa học
b) Làm thế nào để phân biệt muối natri cacbonat và muối natri sunfit ?
Giải
a) Bằng phương pháp vật lí: Nén ở áp suất cao \(C{O_2}\) dễ hóa lỏng hơn \({O_2}\).
Phương pháp hóa học: Dùng dung dịch nước vôi trong dư nhận biết được \(C{O_2}\) vì tạo ra kết tủa trắng. Mẫu còn lại là \({O_2}\).
\(C{O_2} + Ca{(OH)_2} \to CaC{O_3} \downarrow + {H_2}O\)
b) Hòa tan hai muối vào dung dịch HCl dư, dẫn khí tạo thành vào dung dịch nước brom. Khí làm mất màu dung dịch nước brom là \(S{O_2} \Rightarrow N{a_2}S{O_3}\) . Mẫu còn lại là \(N{a_2}C{O_3}\).
\(N{a_2}C{O_3} + 2HCl \to 2NaCl + C{O_2} \uparrow + {H_2}O\)
\(N{a_2}S{O_3} + 2HCl \to 2NaCl + S{O_2} \uparrow + {H_2}O\)
\(S{O_2} + B{r_2} + 2{H_2}O \to 2HBr + {H_2}S{O_4}\)
Giaibaitap.me
Giải bài tập trang 100 bài 24 luyện tập tính chất của cacbon, silic và hợp chất của chúng SGK Hóa học 11 Nâng cao. Câu 4: Khi nung một hỗn hợp gồm cát trắng và than cốc trong lò điện...
Giải bài tập trang 104 bài 25 hóa học hữu cơ và hợp chất hữu cơ SGK Hóa học 11 Nâng cao. Câu 1: Hãy nêu những điểm khác nhau cơ bản giữa hợp chất hữu cơ và hợp chất vô cơ....
Giải bài tập trang 109 bài 26 phân loại và gọi tên chất hữu cơ SGK Hóa học 11 Nâng cao. Câu 1: Hãy chọn câu đúng trong các câu sau...
Giải bài tập trang 109 bài 26 phân loại và gọi tên chất hữu cơ SGK Hóa học 11 Nâng cao. Câu 4: Hãy gọi tên các hợp chất sau theo danh pháp gốc- chức...