Trang chủ
Loigiaihay.com 2025

Đã cập nhật bản mới với lời giải dễ hiểu và giải thêm nhiều sách

Xem chi tiết
Bình chọn:
4.9 trên 7 phiếu

Giải bài tập Toán 11

CHƯƠNG I. PHÉP DỜI HÌNH VÀ PHÉP ĐỒNG DẠNG TRONG MẶT PHẲNG

Giải bài tập trang 34 bài ôn tập chương I - phép dời hình và phép đồng dạng trong mặt phẳng Sách giáo khoa (SGK) Hình học 11. Câu 1: Qua phép tịnh tiến theo vectơ...

Bài 1 trang 34 sách giáo khoa hình học lớp 11

Cho lục giác đều \(ABCDEF\) tâm \(O\). Tìm ảnh của tam giác \(AOF\).

a) Qua phép tịnh tiến theo vectơ \(AB\)

b) Qua phép đối xứng qua đường thẳng \(BE\)

c) Qua phép quay tâm \(O\) góc \( 120^{\circ}\)

Lời giải:

a) Tam giác \(BCO\)

b) Tam giác \(COD\)

c) Tam giác \(EOD\)

 


Bài 2 trang 34 sách giáo khoa hình học lớp 11

Trong mặt phẳng tọa độ \(Oxy\) cho điểm \(A(-1;2)\) và đường thẳng \(d\) có phương trình \(3x + y+ 1= 0\). Tìm ảnh của \(A\) và \(d\)

a) Qua phép tịnh tiến theo vectơ \(v = (2;1)\)

b) Qua phép đối xứng qua trục \(Oy\)

c) Qua phép đối xứng qua gốc tọa độ

d) Qua phép quay tâm \(O\) góc \( 90^{\circ}\)

Lời giải:

Gọi \(A'\) và \(d'\) theo thứ tự là ảnh của \(A\) và \(d\) qua phép biến hình trên

a) \(A' = (-1+2; 2+1) = (1;3)\), \(d // d'\), nên d có phương trình : \(3x +y + C = 0\). Vì \(A\) thuộc \(d\), nên \(A'\) thuộc \(d'\), do đó \(3.1 +3 + C = 0\). Suy ra \(C=-6\). Do đó phương trình của \(d'\) là \(3x+y-6=0\)

b) \(A (-1;2)\) và \(B(0;-1)\) thuộc \(d\). Ảnh của \(A\) và \(B\) qua phép đối xứng qua trục \(Oy\) tương ứng là \(A'(1;2)\) và \(B'(0;-1)\). Vậy \(d'\) là đường thẳng \(A'B'\) có phương trình :

\( \frac{x- 1}{-1}\) =  \( \frac{y-2}{-3}\)

 hay \(3x - y - 1 =0\)

c) \(A'=( 1;-2) , d'\) có phương trình \(3x + y -1 =0\)

d) Qua phép quay tâm \(O\) góc \( 90^{\circ}\), \(A\) biến thành \(A'( -2; -1), B\) biến thành \(B'(1;0)\). Vậy \(d'\) là đường thẳng \(A'B'\) có phương trình

\( \frac{x-1}{-3}\) = \( \frac{y}{-1}\)

 hay \(x- 3y - 1 = 0\)

 

 
 
 

Bài 3 trang 34 sách giáo khoa hình học lớp 11

Trong mặt phẳng tọa độ \(Oxy\), cho đường tròn tâm \(I(3;-2)\), bán kính \(3\)

a) Viết phương trình của đường tròn đó

b) Viết phương trình ảnh của đường tròn \((I;3)\) qua phép tịnh tiến theo vectơ \(v = (-2;1)\)

c) Viết phương trình ảnh của đường tròn \((I;3)\) qua phép đối xứng qua trục \(Ox\)

d) Viết phương trình ảnh của đường tròn \((I;3)\) qua phép đối xứng qua gốc tọa độ

Lời giải:

Gọi \(I'\) là ảnh của \(I\) qua phép biến hình nói trên

a) Phương trình của đường tròn \((I;3)\) là:

\((x-3)^{2}\) + \((y+2)^{2} = 9\)

b) \({T_{\overrightarrow{v}}} (I) = I' (1;-1)\), phương trình đường tròn ảnh : \((x-1)^{2}+(y+1)^{2}=9\)

c) \({D_{Ox}} (I) = I'(3;2)\), phương trình đường tròn ảnh: \((x-3)^{2}+(y-2)^{2}=9\)

d) \({D_{O}}(I) = I'( -3;2)\), phương trình đường tròn ảnh: \((x+3)^{2}+(y-2)^{2}=9\)

 

                                                                                                                             


Bài 4 trang 34 sách giáo khoa hình học lớp 11

Cho vectơ \(v\), đường thẳng \(d\) vuông góc với giá của vectơ \(v\). Gọi \(d'\) là ảnh của \(d\) qua phép tịnh tiến theo vectơ \( \frac{1}{2}\) \( \overrightarrow{v}\). Chứng minh rằng phép tịnh tiến theo vectơ \( \overrightarrow{v}\)

 là kết quả của việc thực hiện liên tiếp phép đối xứng qua các đường thẳng \(d\) và \(d'\)

Lời giải:

Lấy \(M\) tùy ý. Gọi \({D_{d}}(M) = M'\), \({D_{d'}} (M') = M''\).

Gọi \(M_0,M_1\) lần lượt là giao của \(d\) và \(d'\) với \(MM''\)

Ta có

\( \overrightarrow{MM''}\) =\(\overrightarrow{MM'} + \overrightarrow{M'M''}= 2\overrightarrow{{M_{0}M'}^{}} + 2 \overrightarrow{M'{M_{1}}^{}}\)

\(= 2 \overrightarrow{{M_{0}{M_{1}}^{}}^{}} = 2 \frac{\overrightarrow{v}}{2} = \overrightarrow{v}\)

 

Vậy \(M'' = {T_{\overrightarrow{v}}} (M) = {D_{d'}}\) \({D_{d}}(M)\), với mọi \(M\)

Do đó phép tịnh tiến theo vectơ \(v\) là kết quả của việc thực hiện liên tiếp phép đối xứng qua các đường thẳng \(d\) và \(d'\).

 

Giaibaitap.me 

Góp ý - Báo lỗi

Vấn đề em gặp phải là gì ?

Hãy viết chi tiết giúp Giaibaitap.me

Bài giải mới nhất

Bài giải mới nhất các môn khác