Câu 1 trang 28 SGK Hóa học 11 Nâng cao
Điều kiện để xảy ra trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li là gì ?Lấy các thí dụ minh họa ?
Giải
Điều kiện để xảy ra phản ứng trao đổi ion xảy ra
Chất tham gia phản ứng phải ta (trừ phản ứng với axit)
Có sự tạo thành:
- Chất kết tủa (chất ít tan hơn, chất không tan)
- Chất dễ bay hơi
- Chất điện li yếu hơn
Ví dụ:
+ Sản phẩm là chất kết tủa
Phương trình dưới dạng phân tử: \(N{a_2}S{O_4} + BaC{l_2} \to BaS{O_4} \downarrow + 2NaCl\)
Phương trình ion rút gọn: \(B{a^{2 + }} + SO_4^{2 - } \to BaS{O_4} \downarrow \)
+ Sản phẩm là chất điện li yếu
Phương trình dưới dạng phân tử: \(HCl + NaOH \to NaCl + {H_2}O\)
Phương trình ion rút gọn: \({H^ + } + O{H^ - } \to {H_2}O\)
+ Sản phẩm là chất khí:
Phương trình dưới dạng phân tử: \(N{a_2}C{O_3} + 2HCl \to 2NaCl + C{O_2} + {H_2}O\)
Phương trình ion rút gọn: \(2{H^ + } + CO_3^{2 - } \to C{O_2} \uparrow + {H_2}O\)
Câu 2 trang 28 SGK Hóa học 11 Nâng cao
Viết phương trình ion rút gon của các phản ứng (nếu có) xảy ra trong dung dịch giữa các cặp chất sau ?
a) \(F{e_2}{\left( {S{O_4}} \right)_3} + NaOH\)
b) \(KN{O_3} + NaCl\)
c) \(NaHS{O_3} + NaOH\)
d) \(N{a_2}HP{O_4} + HCl\)
e) \(Cu{\left( {OH} \right)_2} + HCl\)
g) \(FeS\left( r \right) + HCl\)
h) \(Cu{\left( {OH} \right)_2}\left( r \right) + NaOH\left( d \right)\)
i) \(Sn{\left( {OH} \right)_2}\left( r \right) + {H_2}S{O_4}\)
Giải
a) \(F{e_2}{\left( {S{O_4}} \right)_3} + 6NaOH \to 2Fe{\left( {OH} \right)_3} \downarrow + 3N{a_2}S{O_4}\)
\(\left( {F{e^{3 + }} + 3O{H^ - } \to Fe{{\left( {OH} \right)}_3} \downarrow } \right)\)
b) \(KN{O_3} + NaCl\): Không phản ứng
c) \(NaHS{O_3} + NaOH \to N{a_2}S{O_3} + {H_2}O\)
\(\left( {HSO_3^{ - } + O{H^ - } \to SO_3^{2 - } + {H_2}O} \right)\)
d) \(N{a_2}HP{O_4} + 2HCl \to 2NaCl + {H_3}PO_4\)
\(\left( {HPO_4^{2 - } + 2{H^ + } \mathbin{\lower.3ex\hbox{$\buildrel\textstyle\rightarrow\over {\smash{\leftarrow}\vphantom{_{\vbox to.5ex{\vss}}}}$}} {H_3}P{O_4}} \right)\)
e) \(Cu{\left( {OH} \right)_2} + 2HCl \to CuC{l_2} + 2{H_2}O\)
\(\left( {Cu{{\left( {OH} \right)}_2} + 2{H^ + } \to C{u^{2 + }} + 2{H_2}O} \right)\)
g) \(FeS\left( r \right) +2 HCl \to FeC{l_2} + {H_2}S\)
\(\left( {FeS + 2{H^ + } \to F{e^{2 + }} + {H_2}S} \right)\)
h) \(Cu{\left( {OH} \right)_2}\left( r \right) + NaOH\):Không phản ứng
i) \(Sn{\left( {OH} \right)_2}\left( r \right) + {H_2}S{O_4} \to SnS{O_4} + 2{H_2}O\)
\(\left( {Sn{{\left( {OH} \right)}_2} + 2{H^ + } \to S{n^{2 + }} + 2{H_2}O} \right)\)
Câu 3 trang 29 SGK Hóa học 11 Nâng cao
Hãy điều chế kết tủa của CuS bằng ba phản ứng trao đổi ion khác nhau xảy ra trong dung dịch. Từ đó rút ra bản chất của phản ứng trong dung dịch này.
Giải
\(Cu{\left( {N{O_3}} \right)_2} + N{a_2}S \to CuS \downarrow + 2NaN{O_3}\)
\(CuS{O_4} + {H_2}S \to CuS \downarrow + {H_2}S{O_4}\)
\(CuC{l_2} + {K_2}S \to CuS \downarrow + 2KCl\)
Bản chất của các phản ứng này là phản ứng trao đổi ion \(C{u^{2 + }} + {S^{2 - }} \to CuS \downarrow \)
Câu 4 trang 29 SGK Hóa học 11 Nâng cao
Phương trình ion rút gọn của phản ứng cho biết:
A. những ion nào tồn tại trong dung dịch.
B. Nồng độ những ion nào trong dung dịch lớn nhất.
C. Bản chất của phản ứng trong dung dịch các chất điện li.
D. Không tồn tại các phân tử trong dung dịch các chất điện li.
Giải
Chọn đáp án C
Giaibaitap.me
Giải bài tập trang 29 bài 6 phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li SGK Hóa học 11 Nâng cao. Câu 5: Dùng phản ứng hóa học để tách cation ...
Giải bài tập trang 29 bài 6 phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li SGK Hóa học 11 Nâng cao. Câu 9: Dung dịch chất nào dưới đây có môi trường kiềm ?...
Giải bài tập trang 30 bài 7 luyện tập phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li SGK Hóa học 11 Nâng cao. Câu 1: Viết phương trình ion rút gọn của các phản ứng (nếu có) xảy ra trong dung dịch giữa các cặp chất sau ...
Giải bài tập trang 31 bài 7 luyện tập phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li SGK Hóa học 11 Nâng cao. Câu 4: Những hóa chất sau thường được dùng trong công việc nội trợ: muối ăn,giấm, bột nở...