Câu 1 trang 50 SGK Sinh học 11 Nâng cao
Hô hấp là gì và vai trò của nó như thế nào?
Trả lời:
Hô hấp và vai trò của nó:
* Hô hấp là quá trình ôxi hóa các hợp chất hữu cơ thành C02 và H20, đồng thời giải phóng năng lượng cần thiết cho các hoạt động sống của cơ thể, theo phương trình tổng quát:
C6H1206 + 602 -> 6C02 + 6H20 + Q (năng lượng)
* Vai trò của hô hấp: Hô hấp được xem là quá trình sinh lí trung tâm của cây xanh, có vai trò đặc biệt quan trọng trong các quá trình trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng:
- Thông qua quá trình hô hấp, năng lượng hóa học dưới dạng ATP được giải phóng từ các hợp chất hữu cơ và năng lượng ATP này được sử dụng cho các quá trình sống của cơ thể: quá trình trao đổi chất, quá trình hấp thụ và vận chuyển chủ động các chất, quá trình vận động sinh trưởng, quá trình phát quang sinh học... 1 phân tử glucôzơ khi hô hấp hiếu khí giải phóng 38 ATP. Như vậy hiệu suất sử dụng năng lượng trong thực vật có thế đạt 50% năng lượng có trong 1 phân tử glucôzơ (674 kcal/M).
- Trong các quá trình hô hấp, nhiều sản phẩm trung gian đã được hình thành và các sản phẩm trung gian này lại là đầu mối (nguyên liệu) của các quá trình tổng hợp nhiều chất khác trong cơ thể. Với vai trò này, hô hấp được xem như quá trình tổng hợp cả về năng lượng lẫn vật chất.
Câu 2 trang 50 SGK Sinh học 11 Nâng cao
Nêu các giai đoạn hô hấp xảy ra ở thực vật.
Trả lời:
Các giai đoạn của quá trình hô hấp trong cơ thể thực vật có thể tóm tắt như sau:
* Giai đoạn 1: Đường phân xảy ra ở chất tế bào:
Glucôzơ -> axit piruvic + ATP + NADH
* Giai đoạn 2: Hô hấp hiếu khí hoặc kị khí (lên men) tùy theo sự có mặt của 02.
* Giai đoạn 3: Chuỗi chuyền điện tử và quá trình phôtphorin hóa ôxi hóa tạo ra ATP và H20 có sự tham gia của 02.
Câu 3 trang 50 SGK Sinh học 11 Nâng cao
RQ là gì và ý nghĩa của nó?
Trả lời:
* Hệ số hô hấp (RQ): Hệ số hô hấp là tỉ số giữa số phân tử C02 thải ra và số phân tử 02 lấy vào khi hô hấp.
RQ của nhóm cacbohiđrat bằng 1: Ví dụ:
C6H1206 + 602 = 6C02 + 6H20
RQ = 6/6 = 1.
RQ của nhóm lipit, prôtêin < 1
RQ của nhiều axit hữu cơ > 1.
* Ý nghĩa của hệ số hô hấp: Hệ số hô hấp cho biết nguyên liệu đang hô hấp là nhóm chất gì và trên cơ sở đó có thể đánh giá tình trạng hô hấp của cây và trên cơ sở hệ số hô hấp để quyết định các biện pháp bảo quản nông sản và chăm sóc cây trồng.
Câu 4 trang 50 SGK Sinh học 11 Nâng cao
Hãy nêu sự khác nhau giữa hô hấp hiếu khí và quá trình lên men ở thực vật.
Trả lời:
Sự khác nhau giữa hô hấp hiếu khí và lên men ở thực vật:
* Nếu có 02 : Hô hấp hiếu khí xảy ra ở ti thể theo chu trình Crep:
Axit piruvic -> C02 + ATP + NADH + FADH2.
* Nếu thiếu 02 : Phân giải kị khí (lên men) tạo ra rượu êtilic hoặc axit lactic:
Axit piruvic -> rượu êtilic + C02 + năng lượng
Axit piruvic -> axit lactic + năng lượng.
Như vậy, hai quá trình này khác nhau về điều kiện xảy ra (có hay không có 02), nơi xảy ra, cơ chế, hiệu quả năng lượng và sản phẩm.
Câu 5 trang 50 SGK Sinh học 11 Nâng cao
Hãy chọn phương án trả lời đúng. Giai đoạn nào chung cho quá trình lên men và hô hấp hiếu khí?
A. Chu trình Crep.
B. Chuỗi chuyền electrôn.
C. Đường phân.
D. Tống hợp Axetyl-CoA.
E. Khử axit piruvic thành axit lactic.
Trả lời:
Đáp án: C
Giaibaitap.me
Giải bài tập trang 53 SGK Sinh học 11 Nâng cao. Câu 1: Hãy giải thích mối liên quan giữa hô hấp và nhiệt độ môi trường, giữa hô hấp và hàm lượng nước trong cây...
Giải bài tập trang 60, 61 SGK Sinh học 11 Nâng cao. Câu 1: Nêu những điểm khác nhau của cơ quan tiêu hóa ở động vật ăn thịt và động vật ăn tạp...
Giải bài tập trang 65 SGK Sinh học 11 Nâng cao. Câu 1: Nêu rõ sự sai khác cơ bản trong tiêu hóa thức ăn của động vật ăn thực vật so với động vật ăn thịt và ăn tạp. ...
Giải bài tập trang 70 SGK Sinh học 11 Nâng cao. Câu 1: Trao đổi khí trong hô hấp ở trùng biến hình, thuỷ tức và giun được thực hiện như thế nào? ...