Trang chủ
Loigiaihay.com 2025

Đã cập nhật bản mới với lời giải dễ hiểu và giải thêm nhiều sách

Xem chi tiết
Bình chọn:
4.9 trên 7 phiếu

Giải bài tập Hóa học 11 Nâng cao

CHƯƠNG IV. ĐẠI CƯƠNG VỀ HÓA HỌC HỮU CƠ

Giải bài tập trang 113 bài 27 phân tích nguyên tố SGK Hóa học 11 Nâng cao. Câu 1: Phân tích định tính và phân tích định lượng C, H trong hợp chất hữu cơ giống nhau và khác nhau như thế nào ?...

Câu 1 trang 113 SGK Hóa học 11 Nâng cao

Phân tích định tính và phân tích định lượng C, H trong hợp chất hữu cơ giống nhau và khác nhau như thế nào ?

Giải

Giống nhau: chuyển hợp chất hữu cơ thành hợp chất vô cơ đơn giản

Khác nhau:

- Phân tích định tính: Xác định sự có mặt của C và H qua sản phẩm của \(C{O_2}\) và \({H_2}O\)

- Phân tích định lượng: Xác định hàm lượng của C và H qua sản phẩm \(C{O_2}\) và \({H_2}O\)

 


Câu 2 trang 113 SGK Hóa học 11 Nâng cao

Em hãy đề nghị:

a) Cách nhận biết \({H_2}O,C{O_2}\) khác với hình 4.5

b) Cách định tính halogen khác với hình 4.6

c) Chất hấp thụ định lượng \({H_2}O\) và \(C{O_2}\)

Giải

- Nhận biết \({H_2}O\): phương pháp định lượng: Dùng bình chứa \({P_2}{O_5}\) với khối lượng biết trước, hấp thụ sản phẩm cháy rồi cân lại, khối lượng bình chứa \({P_2}{O_5}\) tăng lên chính bằng khối lượng \({H_2}O\). Hoặc làm lạnh sản phẩm cháy sẽ thấy hơi nước ngưng tụ.

- Nhận biết \(C{O_2}\): Dùng dung dịch \(Ba{(OH)_2}\) tạo ra kết tủa trắng

 \(C{O_2} + Ba{(OH)_2} \to BaC{O_3} \downarrow  + {H_2}O\)

 


Câu 3 trang 113 SGK Hóa học 11 Nâng cao

a) Để nhận biết khí amoniac sinh ra khi định tính nitơ như trình bày trong bài học nên dùng cách nào trong các cách sau:

A. Ngửi                                               

B. Dùng \(A{g_2}O\)                                       

 C. Dùng giấy quỳ tím ướt

D. Dùng phenolphtalein

b) Dấu hiệu nào dưới đây cho phép khẳng định kết tủa bám trên thành phần phễu ở hình 4.6 là AgCl:

A. Đốt không cháy   

B. Không tan trong nước

C. Không tan trong dung dịch \({H_2}S{O_4}\)

D. Không tan trong dung dịch \(HN{O_3}\)

Giải

a) Chọn đáp án C

b) Chọn D

\(HCl + AgN{O_3} \to AgCl \downarrow  + HN{O_3}\)

 

Câu 4 trang 113 SGK Hóa học 11 Nâng cao

Nếu lấy một sợi dây điện gọt bỏ vỏ nhựa rồi đốt lõi đồng trên ngọn lửa đèn còn thì thấy ngọn lửa nhuốm màu xanh lá mạ, sau đó ngọn lửa mất màu xanh. Nếu áp lõi dây đồng đang nóng vào vỏ dây điện rồi đốt thì ngọn lửa lại nhuốm màu xanh lá mạ. Hãy dự đoán nguyên nhân của hiện tượng và giải thích.

Giải

Màu xanh lá mạ là do \(CuC{l_2}\) phân tán vào ngọn lửa. Sự hình thành \(CuC{l_2}\) được giải thích như sau:

- PVC cháy tạo ra HCl

- Cu bị đốt sinh ra CuO

- Tương tác giữa HCl CuO tạo ra \(CuC{l_2}\): \(CuO + 2HCl \to CuC{l_2} + {H_2}O\)

Tuy nhiên ở đây dây đồng đã gọt bỏ vỏ nhựa rồi đốt lõi đồng trên ngọn lửa đèn còn thì PVC có còn đâu mà cháy tạo HCl

 

 


Câu 5 trang 114 SGK Hóa học 11 Nâng cao

Oxi hóa hoàn toàn 4,92 mg một hợp chất A chứa C, H, N và O rồi cho sản phẩm lần lượt qua bình chứa \({H_2}S{O_4}\) đậm đặc, bình chứa KOH, thì thấy khối lượng bình chứa \({H_2}S{O_4}\) tăng thêm 1,81 mg, bình chứa KOH tăng thêm 10,56 mg. Ở thí nghiệm khác, khi nung 6,15 mg hợp chất A đó với CuO thì thu được 0,55 ml (đktc) khí nitơ. Hãy xác định hàm lượng phần trăm của C, H, N và O ở hợp chất A.

Giải

- Khối lượng bình đựng \({H_2}S{O_4}\) đặc tăng chính bằng khối lượng \({H_2}O\)

\( \Rightarrow {m_{H_2{O}}} = 1,{81.10^{ - 3}}(g)\)

- Khối lượng bình chứa KOH tăng chính bằng khối lượng \(C{O_2}\)

\( \Rightarrow {m_{_{C{O_2}}}} = 10,{56.10^{ - 3}}(g)\)

\(\% {m_C} = \frac{{10,{{56.10}^{ - 3}}.12.100\% }}{{44.4,{{92.10}^{ - 3}}}} = 58,54\% \)              \(\% {m_H} = \frac{{1,{{81.10}^{ - 3}}.2}}{{18.4,{{92.10}^{ - 3}}}}.100\%  = 4,09\% \)

\(\% {m_N} = \frac{{28.0,{{55.10}^{ - 3}}}}{{22,4.6,{{15.10}^{ - 3}}}}.100\%  = 11,18\% \)            

\(\% {m_O} = 100\%  - (58,54 + 4,09 + 11,18) = 26,19\% \)

Giaibaitap.me

Góp ý - Báo lỗi

Vấn đề em gặp phải là gì ?

Hãy viết chi tiết giúp Giaibaitap.me

Bài giải mới nhất

Bài giải mới nhất các môn khác