Trang chủ
Loigiaihay.com 2025

Đã cập nhật bản mới với lời giải dễ hiểu và giải thêm nhiều sách

Xem chi tiết
Bình chọn:
5 trên 1 phiếu

Soạn văn lớp 8

Soạn văn lớp 8 bài Lập dàn ý cho bài văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm SGK Ngữ văn 8 tập 1. Câu 1.a/- Mở bài (từ đầu cho đến "bày la liệt trên bàn."): cảnh buổi lễ sinh nhật.

I/DÀN Ý CỦA BÀI VĂN TỰ SỰ

a/- Mở bài (từ đầu cho đến "bày la liệt trên bàn."): cảnh buổi lễ sinh nhật.

- Thân bài (từ "Vui thì vui thật" cho đến "chỉ gật đầu không nói."): món quà sinh nhật của Trinh tặng Trang.

- Kết bài (đoạn còn lại): cảm nghĩ của Trang về món quà sinh nhật.

b/Truyện kể về "món quà sinh nhật" do “tôi” tên là Trang kể ở ngôi thứ nhất.

- Câu chuyện xảy ra ở nhà Trang vào buổi sáng, trong hoàn cảnh bạn bè họp mặt kỉ niệm sinh nhật của Trang.

- Chuyện xảy ra trong đám bạn bè, với ba nhân vật: Thanh, Trinh và Trang. Nhân vật chính là Trinh (Trinh tạo ra sự bất ngờ trong câu chuyện). Mỗi nhân vật mang một tính cách: Trang thì sôi nổi, vội vàng, còn Trinh thì vui vẻ, điềm tĩnh …

- Câu chuyện diễn ra rất thú vị, có sự vui vẻ, nhưng bồn chồn chờ đợi. Điểm đỉnh câu chuyện ở việc chờ đợi Trinh đến và kết thúc khi món quà mừng sinh nhật của Trinh được "trình diện". Câu chuyện kết thúc khi Trang hiểu ý nghĩa món quà sinh nhật mà Trinh tặng cho và hết sức bất ngờ vì nó là dấu ấn một kỉ niệm đẹp của hai người trong vườn cây ổi.

- Các yếu tố miêu tả, biểu cảm đã đưa người ngọc vào một tâm trạng chờ đợi của Trang đối với Trinh để rồi sau đó thấy tấm lòng rất đáng quý của bạn. Yếu tố miêu tả và biểu cảm có tác dụng nâng ý nghĩa món quà sinh nhật lên thành một kỉ niệm, đầy ấn tượng. "Nó không phải là món quà mua vội vàng trên vỉa hè, trong cửa hiệu, chỉ cốt bỏ tiền ra là mua được, mà nó là cả một tấm lòng trân trọng của Trinh ; Trinh đã ấp ủ, nâng niu, hằng nghĩ đến suốt bao ngày nay".

c/ Trình tự: HT – QK – HT

II.LUYỆN TẬP

Câu 1:

- Mở bài : Giới thiệu quanh cảnh đêm giao thừa và gia đình của em bé bán diêm, nhân vật chính trong truyện.

- Thân bài : 

+ Em bé bán diêm không bán được diêm nên không dám về nhà vì sợ bố đánh. Em tìm một góc tường ngồi tránh rét, kết quả em vẫn bị gió rét hành hạ.

+ Sau đó em đánh liều quẹt một que diêm để sưởi ấm cho mình. Mỗi lần quẹt một que diêm, em lại thấy một viễn cảnh đẹp đẽ và ấm áp.

+ Ban đầu “em tưởng chừng như đang ngồi trước lò sưởi” hơi ấm của que diêm khiến em “thật dễ chịu”. Thế rồi que diêm vụt tắt, em bé trở lại với hiện tại rét mướt, tê cóng cả chân tay. Tiếp đến que diêm thứ hai, em lại mơ thấy một bàn  ăn thịnh soạn “có cả ngỗng quay” . Que diêm tắt, em lại phải đối diện với thực tại của mình. Em lại quẹt que diêm thứ ba, em thấy hiện ra một cây thông Nô-en “ trang trí lỗng lẫy” với “hàng ngàn ngọn nến sáng rực”. Nhưng rồi ngọn nến cũng tắt bay về trời. Que diêm thứ tư được đốt lên, em “nhìn thấy rõ ràng bà em đang mỉm cười với em”.

+ Cuối cùng, em quẹt những que diêm còn lại, níu lấy bà bay lên.

- Kết bài:

+ Nhân vật đã chết rét dưới lớp tuyết lạnh.

+ Truyện Cô bé bán diêm đã làm em xúc động vì cuộc đời đói khổ, nhọc nhằn của một em gái nhỏ. Nghĩ đến cảnh sống của em hiện nay được gia đình thương yêu đùm bọc, em hiểu mình thật là hạnh phúc.

Câu 2:

a. Mở bài

Giới thiệu bạn mình là ai?

Giới thiệu về kỉ niệm với người bạn đó khiến mình xúc động nhất?

b. Thân bài

Kể về kỉ niệm đó:

Xảy ra ở đâu? Lúc nào? Với những ai?

Sự việc chính và các chi tiết.

 Điều gì khiến em xúc động? Xúc động như thế nào?

c. Kết bài

Em suy nghĩ gì về  kỉ niệm đó?

Suy nghĩ của em về người bạn đó.

Giaibaitap.me

Góp ý - Báo lỗi

Vấn đề em gặp phải là gì ?

Hãy viết chi tiết giúp Giaibaitap.me

Bài giải mới nhất

Bài giải mới nhất các môn khác