Câu 1 (Mục 1 - Bài học 19 - Trang 66) Địa lí 8
Tác động của nội lực lên bề mặt trái đất
Nội lực là lực sinh ra trong lòng trái đất.
Quan sát hình 19.1 (SGK trang 66), đọc tên và nêu vị trí của các dãy núi, sơn nguyên, đồng bằng lớn trên các châu lục.
Trả lời
- Các dãy núi lớn: Coóc-đi-e, A-pa-lat, An-đét (châu Mĩ); Xcan-đi-na-vi, An-pơ (châu Âu); Al-lát, Đrê-ken-bec (châu Phi); Cap-ca, Hin-đu-cúc, Thiên Sơn, Côn Luân, An-tai, Xai-an, Hi-ma-lay-a, U-ran (châu Á); Đông Ô-xtrây-li-a (châu Đại dương).
- Các sơn nguyên lớn: Ê-ti-ô-pi-a. Đông Phi (châu Phi); A-ráp, I-ran, Đê-can, Tây Tạng. Trung Xi-bia (châu Á); Tây Ô-xtrây-li-a (châu Đại dương), Bra-xin (châu Mĩ)
- Các đồng bằng lớn: đồng bằng Trung tâm (Bắc Mĩ), A-ma-dôn, La Pla-ta (Nam Mĩ); Đông Âu (châu Âu); Công-gô (châu Phi), đồng bằng Ấn - Hằng, Mê Công, Hoa Bắc, Tây Xi-bia (châu Á); đồng bằng Trung tâm (châu Đại dương).
Câu3 (Mục 1 - Bài học 19 - Trang 68) Địa lí 8
Quan sát hình 19.3, 19.4 và 19.5, cho biết nội lực còn tạo ra hiện tượng gì? Nêu một số ảnh hưởng của chúng tới đời sống con người.
Trả lời
- Các hiện tượng: động đất, tạo ra các đảo núi lửa, các lớp đất đá bị xô lệch.
- Ảnh hưởng của chúng lớn đời sống con người:
+ Động đất: phá hủy nhà cửa, đường sá, cầu cống, gây thiệt hại về người...
+ Các đảo núi lửa: khi dung nham phong hoá tạo ra đất ba dan màu mỡ thích hợp trồng cây công nghiệp...
+ Các lớp đất đá bị xô lệch: tạo ra cảnh quan đẹp, thu hút khách du lịch.
Câu 1 (Mục 2 - Bài học 19 - Trang 68) Địa lí 8
Quan sát các ảnh dưới đây. mô tả hình dạng địa hình trong ảnh và cho biết chúng được hình thành do các tác động nào của ngoại lực?
Trả lời
- Ảnh bờ biển cao ở Ô-xtrây-li-a:
+ Mỏ tả: hình ảnh khối đá bị bào mòn, đục thủng thành hình vòm cong, một bên gắn với núi đá ven biển, một bên có chân chông ở mép nước, xung quanh là biển.
+ Giải thích: cảnh quan trên có được là do gió và nước biển bào mòn, phần mềm bị bóc đi, phần đá cứng còn lại tạo thành vòm cong.
- Ảnh nấm đá ba dan ở Ca-li-phooc-nia (Hoa Kì):
+ Mỏ tả: Khối đá có chân nhỏ và mũ đá lớn hơn trông như cây nấm, hình dạng tương đối gồ ghề.
+ Nguyên nhân: Trước đây có thể là cả một quả núi hoặc khối đá lớn, do thay đổi nhiệt độ, do gió, mưa nên các lớp đá bên ngoài bị vỡ vụn dần, còn lại khối đá cứng bên trong, phía dưới do tác động của gió mang theo cát nên sức bào mòn mạnh hơn làm cho phần dưới nhỏ đi, tạo thành chân nấm.
- Ảnh cánh đồng lúa gạo ở một châu thổ sông (Thái Lan):
+ Mô tả: cánh đồng lúa bằng phẳng, xanh tốt, phía xa là làng mạc.
+ Nguyên nhân: xưa kia là vùng trũng hoặc cũng có thể là vùng biển nông (thuộc vịnh Thái Lan), phù sa sông đã bồi đắp tạo nên đồng bằng và đã được khai phá để trồng lúa gạo.
- Ảnh thung lũng sông ở vùng núi Áp-ga-ni-xtan:
+ Mô tả: các ngọn núi lô nhô, sườn dốc, thung lũng với dòng sông uốn lượn quanh chân núi.
+ Nguyên nhân: dòng chảy bào mòn và cuốn đi đài đá, làm cho thung lũng ngày càng mở rộng.
Câu 2 (Mục 1 - Bài học 19 - Trang 68) Địa lí 8
Quan sát các hình 19.1 (SGK trang 66), 19.2 (SGK trang 67) và dựa vào kiến thức đã học, cho biết các dãy núi cao, núi lửa của thế giới xuất hiện ở vị trí nào của các mảng kiến tạo?
Trả lời
Các dãy núi cao, núi lửa của thế giới xuất hiện ở vị trí tiếp xúc của các mảng kiến tạo (các mảng chờm lên nhau hoặc các mảng đang tách xa nhau).
Bài 1 - Trang 69 - SGK Địa lí 8
Chọn trong sách giáo khoa Địa tí 8 ba cảnh quan tự nhiên thể hiện các dạng địa hình khác nhau và nêu những yếu tố tự nhiên chính tác động tạo nên các cảnh quan trong ảnh.
Trả lời
- Hoang mạc Tha (hình 10.3), cảnh quan đồng bằng sông Hồng (hình 29.4): do tác động của quá trình ngoại lực tạo nên.
58
- Núi Hi-ma-lay-a (hình 10.4): do tác động của quá trình nội lực.
Câu 2 (Mục 2 - Bài học 19 - Trang 69) Địa lí 8
Sử dụng lược đồ hình 19.1 (SGK trang 66) và kiến thức đã học, hãy tìm thêm hai ví dụ cho mỗi dạng địa hình.
Hướng dẫn
Ví dụ: bờ biển bị sóng đánh vỡ bờ, nước xẻ núi, bào mòn các bề mặt...
Bài 2 - Trang 69 - SGK Địa lí 8
Nêu một số ví dụ về cảnh quan tự nhiên của Việt Nam thể hiện rõ các dạng địa hình chịu tác động của ngoại lực.
Trả lời
Ví dụ: hang động đá vôi, bãi bồi ven sông, cồn cát duyên hải, khe rãnh ở miền núi...
Giaibaitap.me