A. Đọc và làm bài tập
Đoàn tàu mang tên Đội
Ngày 15-5-1977, nhân dịp kỉ niệm ngày thành lập Đội, thiếu nhi Thành phố Hồ Chí Minh đã có sáng kiến phát động một phong trào thi đua. Mục đích của phong trào là thu gom 4 triệu tấn giấy loại để bán lấy tiền đóng đoàn tàu mang tên Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh. Phong trào được thiếu nhi cả nước hưởng ứng.
Ủng hộ phong trào của thiếu nhi, Tổng cục Đường sắt đã khẩn trương triển khai kế hoạch đóng tàu. Ngày 1-1-1979, đoàn tàu “Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh” gồm 15 toa xe, có 3 toa giường nằm, 9 toa ghế ngồi, 1 toa hàng cơm, 1 toa hành lí, 1 toa trưởng tàu đã được khánh thành. Đoàn tàu khởi hành từ Hà Nội đi Bắc Giang trong niềm hân hoan của cán bộ, công nhân ngành đường sắt và thiếu nhi cả nước.
Đoàn tàu mang tên Đội là đóng góp có ý nghĩa của thiếu nhi Việt Nam cho tuyến đường sắt Thống Nhất, đồng thời là kết quả lao động sáng tạo của hàng nghìn kĩ sư, công nhân ngành đường sắt.
Theo Khuất Minh Trí
Câu 1 trang 84 SGK Tiếng Việt lớp 4 Tập 2 Cánh diều: Ngày 15-5-1977 đánh dấu sự kiện gì? Tìm các ý đúng:
a, Kỉ niệm ngày thành lập Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh.
b, Thiếu nhi Thành phố Hồ Chí Minh nêu sáng kiến đóng đoàn tàu mang tên Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh.
c, Khánh thành Đoàn tàu " Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh"
d, Đoàn tàu mang tên Đội khởi hành từ Hà Nội đi Bắc Giang.
Trả lời:
Chọn đáp án:
a, Kỉ niệm ngày thành lập Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh.
b, Thiếu nhi Thành phố Hồ Chí Minh nêu sáng kiến đóng đoàn tàu mang tên Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh.
Câu 2 trang 84 SGK Tiếng Việt lớp 4 Tập 2 Cánh diều: Đoàn tàu Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh là thành quả lao động của những ai? Tìm ý đúng nhất:
a, Thiếu nhi cả nước
b, Thiếu nhi thành phố Hồ Chí Minh
c, Tập thể kĩ sư công nhân ngành đường sắt
d, Thiếu nhi cả nước và tập thể kĩ sư, công nhân ngành đường sắt
Trả lời:
Chọn đáp án:
d, Thiếu nhi cả nước và tập thể kĩ sư, công nhân ngành đường sắt
Câu 3 trang 84 SGK Tiếng Việt lớp 4 Tập 2 Cánh diều: Tìm và nêu nghĩa của mỗi tiếng trong các từ sau:
a, khởi hành
b, khởi động
Trả lời:
a, khởi hành: bắt đầu đi, bắt đầu cuộc hành trình
Ví dụ: khởi hành lúc sáu giờ, sắp đến giờ tàu khởi hành
b, khởi động:
- bắt đầu hoặc làm cho bắt đầu chạy hay hoạt động (nói về máy móc, thiết bị)
Ví dụ: khởi động máy tính, khởi động động cơ xe
- làm những động tác nhẹ nhàng để cho các bộ phận cơ thể làm quen trước khi vận động căng thẳng, trong hoạt động thể dục thể thao
Ví dụ: vận động viên khởi động trước khi vào đường đua, tập vài động tác khởi động
Câu 4 trang 84 SGK Tiếng Việt lớp 4 Tập 2 Cánh diều: Tìm từ thích hợp trong ngoặc đơn để hoàn chỉnh các câu sau:
a, Ngày 15-5-1986, nhân dịp kỉ niệm 45 năm ngày thành lập Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, Khu di tích lịch sử Kim Đồng đã được ( khai mạc, khánh thành).
b, Đến giờ ( khởi hành, xuất phát, tiếng còi vang lên, cả mười vận động viên lao về phía trước.
Trả lời:
a, Ngày 15-5-1986, nhân dịp kỉ niệm 45 năm ngày thành lập Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, Khu di tích lịch sử Kim Đồng đã được khánh thành.
b, Đến giờ khởi hành, tiếng vòi vang lên, cả mười vận động viên lao về phía trước.
Câu 5 trang 84 SGK Tiếng Việt lớp 4 Tập 2 Cánh diều: Chọn 1 trong 2 đề sau:
a, Viết một đoạn văn nêu những điều em thích trong câu chuyện thiếu nhi cả nước làm kế hoạch nhỏ để đóng đoàn tàu mang tên Đội.
b, Viết một đoạn văn về các đội viên Đội du kích thiếu niên trong câu chuyện Chiến công của những du kích nhỏ.
Trả lời:
a. Trong câu chuyện Đoàn tàu mang tên Đội, thiếu nhi cả nước làm kế hoạch nhỏ đã để lại cho em nhiều ấn tượng sâu sắc. Mục đích của phong trào là thu gom 4 triệu tấn giấy loại để bán lấy tiền đóng đoàn tàu mang tên Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh. Phong trào đã được thiếu nhi cả nước hưởng ứng và mang lại những kết quả to lớn. Đoàn tàu mang tên Đội là đóng góp có ý nghĩa lớn cho tuyến đường sắt Thống Nhất, đồng thời là kết quả sáng tạo của hàng nghìn kĩ sư, công nhân ngành đường sắt.
b.
Với tinh thần yêu nước nồng nàn, các đội viên nhỏ tuổi đã anh dũng tham gia kháng chiến và dành được nhiều chiến công vang dội. Qua lăng kính của nhà văn, từng câu chuyện, từng đứa trẻ với hoàn cảnh và tính cách khác nhau hiện ra một cách gần gũi, chân thật, can đảm và khéo léo. Với lối viết chân thực và giàu cảm xúc, tác giả đã đưa người đọc về với không khí chống giặc giải phóng quê hương đất nước của dân tộc nói chung và của quê hương Đình Bảng nói riêng. Trong đó có những gương mặt quả cảm của các đội viên như Hoan, Phát, Tâm, Dìn hiện lên thật gần gũi và cao đẹp. Bằng sự mưu trí và dũng cảm, các đội viên đã giúp du kích cất giấu vũ khí ngay trong tròng địch cùng các anh cho nổ mìn phá tung Câu lạc bộ. Đội Du kích Thiếu niên Đình Bảng ngày đó được giao nhiệm vụ thâm nhập vào những nơi địch chiếm đóng để lấy thông tin, nắm tình hình địch rồi thông báo cho lực lượng của ta. Những anh hùng nhỏ tuổi nhưng đã chung tay, đóng góp sức mình cho công cuộc đấu tranh và bảo vệ đất nước ấy mãi là tấm gương sáng cho thế hệ chúng ta noi theo.
B. Tự nhận xét
1. Em đạt yêu cầu ở mức nào?
Trả lời:
Em tự đánh giá mức độ đạt yêu cầu của mình.
2. Em cần cố gắng thêm về mặt nào?
Trả lời:
Em tự khắc phục những mặt còn yếu.
Giaibaitap.me
1. Câu thơ sau nói đến sự vật nào? Tác giả thắc mắc về điều gì? Cái chai không đầu - Mà sao có cổ. 2. Tác giả còn phát hiện những điều gì lạ ở tên các sự vật khác?
1. Đọc bản hướng dẫn có hình minh họa dưới đây: Hướng dẫn sử dụng khẩu trang. 2. Viết tiếp nội dung bước 2, bước 3 để hoàn thành bản hướng dẫn hoàn toàn bằng lời dưới đây: Khẩu trang giúp ngăn ngừa vi khuẩn, dịch bệnh, bụi bặm, ... thông qua đường hô hấp.
1. Nghe và kể lại câu chuyện Gu-li-vơ ở xứ sở tí hon. 2. Trao đổi: a. Tại sao quân địch lại phát khiếp khi nhìn thấy Gu-li-vơ? b. Tại sao Gu-li-vơ cố thuyết phục vua xứ Li-li-pút bỏ ý định biến Bli-phút thành một tỉnh của nước ngoài?
1. Những chi tiết nào trong đoạn 1 cho thấy vẻ đẹp của thiên nhiên trên đường đi Sapa? 2. Đoạn 2 miêu tả vẻ đẹp bình dị trong đời sống của người dân qua những hình ảnh nào?