A. Đọc và làm bài tập
* Nội dung chính Cánh diều tuổi thơ
Cánh diều tuổi thơ chứa chan biết bao là tình cảm, ước mơ và khát khao. Cánh diều bay cao, bay xa, vươn tới những khoảng không mà tuổi thơ còn tò mò, thích thú. Là kỉ niệm và cũng là những hoài bão của tuổi thơ một thời.
Cánh diều tuổi thơ
Tuổi thơ của tôi được nâng lên từ những cánh diều.
Chiều chiều, trên bãi thả, đám trẻ mục đồng chúng tôi hò hét nhau thả diều thi. Cánh diều mềm mại như cánh bướm. Chúng tôi vui sướng đến phát dại nhìn lên trời. Tiếng sáo diều vi vu trầm bổng. Sáo đơn, rồi sáo kép, sáo bè,... như gọi thấp xuống những vì sao sớm.
Ban đêm trên bãi thả diều thật không còn gì huyền ảo hơn. Có cảm giác diễu đang trôi trên dải Ngân Hà. Bầu trời tự do đẹp như một tấm thảm nhung khổng lồ. Có cái gì cứ cháy lên, chảy mãi trong tâm hồn chúng tôi. Sau này, tôi mới hiểu đấy là khát vọng. Tôi đã ngửa cổ suốt một thời mới lớn để chờ đợi một nàng tiên áo xanh bay xuống từ trên trời và bao giờ cũng hi vọng khi tha thiết cầu xin: “Bay đi diều ơi! Bay đi!”. Cánh diều tuổi ngọc ngà bay đi, mang theo nỗi khát khao của tôi.
Theo TẠ DUY ANH
Câu 1 trang 83 SGK Tiếng Việt lớp 4 Tập 1 Cánh diều: Nội dung bài văn là gì? Tìm ý đúng:
a) Tả các loại sáo diều: sáo đơn, sáo kép, sáo bè,..
b) Kể về những buổi thả diều của học sinh thành phố.
c) Giới thiệu trò chơi thả diều và ích lợi của trò chơi ấy.
d) Viết về cảm xúc của đám trẻ mục đồng với trò chơi thả diều.
Trả lời:
Ý đúng là:
d) Viết về cảm xúc của đám trẻ mục đồng với trò chơi thả diều.
Câu 2 trang 83 SGK Tiếng Việt lớp 4 Tập 1 Cánh diều: Bài văn sử dụng những động từ nào để tả niềm vui của đám trẻ? Tìm ý đúng:
a) thi, thả, gọi
b) vi vu, trầm bổng, mềm mại
c) hò hét, vui sướng, phát dại
d) chiều chiều, bãi thả, đám trẻ
Trả lời:
Ý đúng là:
a) thi, thả, gọi
Câu 3 trang 83 SGK Tiếng Việt lớp 4 Tập 1 Cánh diều: Các hình ảnh đẹp ở đoạn 3 thể hiện điều gì? Tìm ý đúng:
a) Thể hiện vẻ đẹp của cảnh thả diều ban đêm và niềm vui của đám trẻ mục đồng.
b) Thể hiện vẻ đẹp của cảnh thả diều ban đêm và khát vọng gửi theo cánh diều.
c) Thể hiện niềm vui và vẻ đẹp của cảnh thả diều ban đêm.
d) Thể hiện niềm vui và khát vọng chinh phục bầu trời bao la.
Trả lời:
Ý đúng là:
b) Thể hiện vẻ đẹp của cảnh thả diều ban đêm và khát vọng gửi theo cánh diều.
Câu 4 trang 83 SGK Tiếng Việt lớp 4 Tập 1 Cánh diều: Tìm động từ trong các câu sau:
a) Cánh diều như đang trôi trên dải Ngân Hà.
b) Khát vọng cứ cháy mãi trong tâm hồn chúng tôi.
Trả lời:
a) Động từ là: trôi.
b) Động từ là: cháy.
Câu 5 trang 83 SGK Tiếng Việt lớp 4 Tập 1 Cánh diều: Chọn 1 trong 2 đề sau:
a) Hãy viết một đoạn văn tưởng tượng cảnh Tin-tin và Mi-tin (trong vở kịch “Ở Vương quốc Tương Lai") bước vào khu vườn kì diệu.
b) Tưởng tượng em là cánh diều bay lượn trên bầu trời, hãy viết một đoạn văn tả cánh diều được tự do bay lượn và cảm xúc của em khi đó.
Trả lời:
a) Tin-tin và Mi-tin bước vào khu vườn kì diệu ở Vương quốc Tương Lai và bắt chuyện với những nàng tiên. Nàng tiên thứ nhất đang lắp ghép đôi cánh, khi được hỏi, cô ấy đáp: Cánh của tôi bị rụng khi tôi chao liệng và đâm cái rầm vào bức tường đá trắng. Sơ sảy quá, những viên đá làm tôi hoa mắt và loạng choạng lao thẳng tới. Nàng tiên thứ hai lắc lư chiếc bình chứa chất lòng màu hồng, khi thấy chúng tôi liền hô lớn: Dừng lại! Không được tiến tới, rất nguy hiểm cho các anh. Tôi đang chế tạo một dung dịch trường sinh, chỉ cần uống vào sẽ trẻ mãi không già. Nhưng hình như tôi đã cho nhầm một chất nào đó, có thể gây nổ được. Sẽ đau đầu với tôi đây…
b) Em là một cánh diều tự do. Không giống như chim, em bay được là nhờ có gió. Gió càng to, càng mạnh, em được bay càng cao, càng xa. Em luôn tự hào vì bản thân là kỉ niệm của biết bao cô cậu học trò. Họ thường vui vẻ, lấy em làm đồ chơi và thú vui trong những buổi chiều lộng gió. Cũng thật vui khi em giúp cho các bạn ấy có được những tiếng cười, những kỉ niệm mà bản thân các bạn ấy sẽ khó để quên được.
B. Tự nhận xét
1: Em đạt yêu cầu ở mức nào?
Trả lời:
Em tự nhận xét mình đạt yêu cầu ở mức nào.
2: Em cần cố gắng thêm về mặt nào?
Trả lời:
Em tự đề xuất mình cần cố gắng thêm về mặt nào.
Giaibaitap.me
1. Các bạn của Hương khoe về họ hàng như thế nào? 2. Vì sao Hương lúng túng khi các bạn hỏi về cô Thu? 4. Khi cô Thu nhận được những lá thư của Hương, cô cảm thấy thế nào? Vì sao cô cảm thấy như thế?
1. Nghe cô giáo (thầy giáo) nhận xét chung về bài viết của cả lớp. 2. Tham gia sửa bài cùng cả lớp: sửa các lỗi chung về cấu tạo và nội dung bài văn, lỗi dùng từ, đặt câu, chính tả,...
1. Nghe và kể lại câu chuyện Cây hoa hồng bạch. 2. Trao đổi về câu chuyện a) Theo em, hành động của hai bạn nhỏ đáng chê trách ở điểm nào? b) Ông cụ nói gì khi bắt gặp hai bạn nhỏ bẻ nụ hoa hồng?
1. Khung cảnh ngôi nhà xưa của ông bà nội được miêu tả như thế nào? 2. Mấy anh chị em chơi những trò chơi gì? Em thích những chi tiết nào trong hai đoạn văn miêu tả các trò chơi ấy?