Câu 1 trang 13 SGK Tiếng Việt lớp 4 Tập 1 Cánh diều: Hãy nêu cảm nghĩ của em về đặc điểm của các nhân vật trong những câu chuyện, bài thơ đã học ở Bài 1.
a) Nhân vật bạn nhỏ trong bài thơ Tuổi Ngựa.
b) Nhân vật Hồng trong câu chuyện Làm chị.
c) Nhân vật bạn nhỏ trong câu chuyện Cái răng khểnh.
d) Nhân vật Minh trong câu chuyện Vết phấn trên mặt bàn.
Trả lời:
Cảm nghĩ của em về các nhân vật trong những câu chuyện, bài thơ đã học ở Bài 1:
a) Nhân vật bạn nhỏ trong bài thơ Tuổi Ngựa là một một cậu bé hiếu thảo. Dù có đi khắp muôn nơi, cậu bé luôn tìm đường về với mẹ.
b) Nhân vật Hồng trong câu chuyện làm chị đã ý thức được trách nhiệm làm chị của mình. Từ đó, Hồng đã biết giúp đỡ mẹ trông em và làm việc nhà.
c) Nhân vật bạn nhỏ trong câu chuyện Cái răng khểnh là một bạn nhỏ đáng yêu. Ban đầu, cậu bé tự ti về chiếc răng khểnh do bị bạn bè trêu chọc. Sau khi tâm sự với bố và cô giáo, cậu bé đã thấy tự tin và vui vẻ hơn.
d) Nhân vật Minh trong câu chuyện Vệt phấn trên bàn là một người bạn tốt. Khi chưa hiểu rõ về Thi Ca, Minh đã rất khó chịu khi viết bài và vạch ra ranh giới. Nhưng sau đó, Minh đã hiểu và ân hận về hành động của mình.
Câu 2 trang 13 SGK Tiếng Việt lớp 4 Tập 1 Cánh diều: Em sẽ ứng xử như thế nào?
a) Nếu bạn em có một đặc điểm (về ngoại hình hoặc tính cách) khác biệt mọi người?
b) Nếu em có một đặc điểm (về ngoại hình và tính cách) khác biệt mọi người?
Trả lời:
a) Nếu bạn em có một đặc điểm (về ngoại hình hoặc tính cách) khác biệt mọi người em sẽ tôn trọng những điểm khác biệt đó. Coi đó là một phong cách riêng của bạn ấy.
b) Nếu em có một đặc điểm (về ngoại hình và tính cách) khác biệt mọi người em sẽ coi đó là phong cách riêng của mình, tự tin về những điểm đó.
Câu 3 trang 13 SGK Tiếng Việt lớp 4 Tập 1 Cánh diều: Nêu những đức tính mà em thích ở một người bạn của em.
Trả lời:
Những đức tính mà em thích ở một người bạn của em: bạn A là một học sinh giỏi, bạn rất tốt bụng, thường xuyên giúp đỡ những người xung quanh.
Giaibaitap.me
1. Người cha dạy con trai kiềm chế tính nóng nảy bằng cách nào? 2. Khi cậu bé đã kiềm chế được tính nóng nảy, người cha bảo cậu làm gì? 3. Em hiểu “vết đinh” trong câu “Dù con đã nhổ đinh đi, vết đinh vẫn còn” chỉ điều gì?
1. Viết lại đoạn văn sau bằng cách sử dụng dấu gạch ngang để đánh dấu các ý được liệt kê. 2. Hãy viết một đoạn văn ngắn kể về những đức tính tốt của em, trong đó có sử dụng dấu gạch ngang để đánh dấu các ý được liệt kê.
1.Tên mỗi năm âm lịch được đặt theo tên một con vật (con giáp). Em hãy đọc tên các con giáp dưới đây và cho biết đó là những con vật nào. 2. Trao đổi: a) Em thích con giáp nào? Vì sao? b) Em sinh năm nào? Em thích con giáp là tuổi của em ở những điểm nào?
1. Vì sao chim sâu muốn biết về cuộc đời của chiếc lá? Tìm ý đúng: 2.Cuộc đời của chiếc lá diễn ra thế nào? 3. Vì sao bông hoa biết ơn chiếc lá? 4. Trong đoạn văn sau, dấu gạch ngang được dùng làm gì?