Bài đọc
Con chim chiền chiện
Con chim chiền chiện
Bay vút, vút cao
Lòng đầy yêu mến
Khúc hát ngọt ngào.
Cánh đập trời xanh
Cao hoài, cao vợi
Tiếng hát long lanh
Như cành sương chói.
Chim ơi, chim nói
Chuyện chi, chuyện chi?
Lòng vui bối rối
Đời lên đến thì.
Tiếng ngọc trong veo
Chim reo từng chuỗi
Lòng chim vui nhiều
Hát không biết mỏi
Chim bay, chim sà
Lúa tròn bụng sữa
Đồng quê chan chứa
Những lời chim ca
Bay cao, bay vút
Chim biến mất rồi
Chỉ còn tiếng hót
Làm xanh da trời.
Con chim chiền chiện
Hồn xanh quê nhà
Sáng nay lại hót
Tưng bừng lòng ta.
Trả lời câu hỏi cuối bài
Câu 1 trang 69 SGK Tiếng Việt lớp 4 Tập 2 Cánh diều: Tìm những dòng thơ tả con chim chiền chiện đang bay lượn giữa không gian cao rộng?
Trả lời:
Những dòng thơ tả con chim chiền chiện đang bay lượng giữa không gian cao rộng:
Bay vút, vút cao
Cánh đạp trời xanh
Cao hoài cao vợi
Bay cao, cao vút
Chim biến mất rồi
Câu 2 trang 69 SGK Tiếng Việt lớp 4 Tập 2 Cánh diều: Em thích những từ ngữ nào tả tiếng chim trong bài thơ? Vì sao?
Trả lời:
Em thích những từ ngữ tả tiếng chim trong bài thơ như: tiếng hót long lanh, tiếng ngọc trong veo.... Vì nó thể hiện sự trong lành và yên bình của cảnh vật mới có thể khiến chim có thể cất tiếng hót trong veo như thế.
Câu 3 trang 69 SGK Tiếng Việt lớp 4 Tập 2 Cánh diều: Những khổ thơ nào tả đan xen cánh chim bay lượn và tiếng hót của chim?
Trả lời:
Những khổ thơ 2,4,6 tả đan xen cánh chim bay lượn và tiếng hót của chim.
Câu 4 trang 69 SGK Tiếng Việt lớp 4 Tập 2 Cánh diều: Tiếng hót của chim chiền chiện gợi cho tác giả cảm xúc gì và những cảm nhận gì (về đồng quê, bầu trời)?
Trả lời:
Tiếng hót của chim chiền chiện gợi cho tác giả cảm xúc yêu mến và ngọt ngào với bầu trời và lòng vui bối rối và nhớ nhà nhớ quê, nhớ đồng
Câu 5 trang 69 SGK Tiếng Việt lớp 4 Tập 2 Cánh diều: Nêu cảm nghĩ của em về bài thơ.
Trả lời:
Những hình ảnh độc đáo của chim chiền chiện cùng tiếng hót long lanh, sáng chói làm lòng người rộn vàng, xao xuyến. Tác giả đã rất tinh tế khi so sánh tiếng hót như "tiếng ngọc trong veo" gieo thành từng chuỗi âm thanh như một bản nhạc đồng quê. Cánh chim cùng tiếng ca của chim chiền chiện vang giữa không trung, trên những cánh đồng xanh gợi ra một bầu không gian thật yên bình. Bức tranh quê hương được tô điểm bởi những hình ảnh, âm thanh bình dị của tiếng chim chiền chiện cùng trời xanh cao vút, cây lúa trổ bông và cánh đồng quê hương. Tất thảy tạo nên một bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp làm làm lòng người tưng bừng. Bằng thể thơ bốn chữ cùng các biện pháp tu từ so sánh "Tiếng hót long lanh/ Như cành sương chói" và cách gieo vần chân quen thuộc, bài thơ đã khắc họa tài tình hình ảnh chú chim chiền chiện dù nhỏ bé nhưng lại vô cùng nổi bật trong không gian rộng lớn của đất trời. Qua bài thơ, em càng cảm nhận rõ hơn tình cảm thiết tha của tác giả dành cho thiên nhiên. Chắc hẳn, Huy Cận phải là người có tâm hồn nhạy cảm, tinh tế thì mới có thể viết nên những vần thơ đẹp, trong ngần như vậy. Bài thơ đã giúp em biết yêu thương và trân quý thiên nhiên quanh mình, biết lắng nghe và giao hòa cảm nhận những vẻ đẹp mà thiên nhiên ban tặng.
Giaibaitap.me
Chọn 1 trong 2 đề sau: 1. Tưởng tượng của em là cô Hiền trong câu chuyện Bức ảnh (trang 57), hãy viết một bức thư gửi bà Mùi sau cuộc gặp giữa hai cô cháu. 2. Tả một con vật được nuôi ở nhà em (hoặc trường em, ở vườn thú)
1. Đọc đoạn 1 và trả lời câu hỏi: a, Bạn Lượt là ai? Trong câu chuyện, Lượt đang sống ở đâu? b, Bác Nhã là ai? Trong câu chuyện, bác Nhã đang sống ở đâu? 2. Những chi tiết nào cho thấy Lượt rất thông minh và cẩn thận?
1. Đọc lại câu chuyện chiến công của những du kích nhỏ và cho biết: a, Bạn Lượt cần báo cáo công việc với ai? b, Bạn Lượt báo cáo công việc để làm gì? c, Bạn Lượt đã làm những việc gì để chuẩn bị báo cáo?
1. Nghe và kể lại câu chuyện lên đường. 2. Thảo luận: a, Câu chuyện xảy ra vào lúc tình thế đất nước như thế nào? b, Lời thề của Hoài Văn Hầu và các nghĩa sĩ thể hiện điều gì?