A. Đánh giá kĩ năng đọc thành tiếng, học thuộc lòng
Mỗi học sinh đọc một đoạn văn, đoan thơ khoảng 85-90 tiếng hoặc đọc thuộc lòng một đoạn thơ (bài thơ) đã học.
B. Đọc và làm bài tập
Trên công trường khai thác than
Chúng tôi ra bờ moong. Ở đây, tôi nhìn được toàn cảnh của công trường trong một vòng cung cực lớn hình phễu. Những đám mây trắng mỏng và nhẹ bay phất phơ ngang sườn núi trước mắt làm cho những cỗ máy khoan khi ẩn khi hiện, trông giống như con thuyền đã hạ buồm.
Dưới đáy moong, có đến chín cái máy xúc, nhác trông có thể ví chúng như những con vịt bầu khó tính hay động cựa, luôn luôn quay cổ từ bên này sang bên kia. Từ những chiếc máy xúc dưới đáy lên đến những cỗ máy khoan trên cùng là con đường vòng xoáy trôn ốc. Không ngớt xe lên, xe xuống. Những chiếc xe ben la màu xanh lá mạ trông như con cào cào, chạy rất nhanh, chở đất đá bốc trên tầng đổ ra bãi thải. Những chiếc xe gấu màu đen trũi trong như những con kiến đất, cần cù và chắc chắn chở than từ dưới đáy moong đổ ra máng ga, rồi từ máng ga trút xuống những toa xe lửa chở ra cảng. Hoàn toàn không thấy bóng người. Nhưng tôi biết con người có mặt ở khắp mọi nơi trong cái vòng cung hình phễu này.
Theo Trần Nhuận Minh
Câu 1 trang 64 SGK Tiếng Việt lớp 4 Tập 2 Cánh diều: Tác giả quan sát được toàn cảnh công trường từ đâu?
Trả lời:
Tác giả quan sát được toàn cảnh công trường từ bờ moong
Câu 2 trang 64 SGK Tiếng Việt lớp 4 Tập 2 Cánh diều: Tìm những hình ảnh phản ánh cảnh lao động nhộn nhịp trên công trường.
Trả lời:
Những hình ảnh phản ánh cảnh lao động nhộn nhịp trên công trường là: Không ngớt xe lên, xe xuống. Những chiếc xe ben la màu xanh lá mạ trông như con cào cào, chạy rất nhanh...
Câu 3 trang 64 SGK Tiếng Việt lớp 4 Tập 2 Cánh diều: Vì sao tác giả không thấy một bóng người nhưng vẫn biết con người đang có mặt ở khắp mọi nơi trên công trường? Điều đó nói lên đặc điểm gì của công trường này?
Trả lời:
Vì máy móc cần phải có người điều khiển nên mặc dù tác giả không thấy một bóng người nhưng vẫn biết con người đang có mặt ở khắp mọi nơi trên công trường. Điều đó nói lên công trường này rất to và rộng lớn nên con người đã hòa lẫn vào máy móc.
Câu 4 trang 64 SGK Tiếng Việt lớp 4 Tập 2 Cánh diều: Xác định chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ trong các câu sau:
Chúng tôi ra bờ moong. Ở đây, tôi nhìn được toàn cảnh của công trường.
Trả lời:
Chủ ngữ là: chúng tôi, tôi
Trạng ngữ là: Ở đây
Giaibaitap.me
1: Nghe cô giáo (thầy giáo) nhận xét chung về bài viết của cả lớp. 2: Tham gia sửa bài cùng cả lớp: sửa các lỗi chung về cấu tạo và nội dung của bài văn, lỗi dùng từ, đặt câu, chính tả,
1. Tìm từ ngữ, hình ảnh miêu tả hình dáng các chú bọ ngựa con khi mới trườn ra khỏi trứng. 2. Các chú bọ ngựa làm cách nào để tuột xuống dưới cành chanh? 3. Hình ảnh chú bọ ngựa con đầu đàn gợi cho em suy nghĩ gì?
A. Đánh giá kĩ năng đọc thành tiếng, học thuộc lòng. B. Nghe - viết “Hang Sơn Đoòng” Hang Sơn Đoòng là hang động tự nhiên lớn nhất thế giới, thuộc vương Quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng.
1. Tìm trạng ngữ trong các đoạn văn dưới đây: a, Mùa xuân, lá bàng mới nảy trông như những ngọn lửa xanh. Sang hè, lá lên thật dày, ánh sáng xuyên qua chỉ còn là màu ngọc bích. 2. Những trạng ngữ em tìm được ở bài tập 1 có tác dụng gì? Tìm các ý đúng: a, Bổ sung thông tin về thời gian, địa điểm cho câu