Nội dung chính Mảnh sân chung:
Mảnh sân chung luôn sạch sẽ, tràn ngập tiếng cười vì có sự chung tay, san sẻ công việc với nhau. Ca ngợi tình bạn và tình yêu thương giữa Thuận và Liên, là những người hàng xóm tốt bụng.
Bài đọc
Mảnh sân chung
Hai gia đình chung mảnh sân nhỏ bé. Không có nét vạch nào chia đôi cái sân, nhưng thường mỗi sáng đều thấy cái sân được phân chia khá rõ: Bên nhà Thuận đã quét sạch phần sân của mình từ sáng sớm, còn nhà Liên thì lá rụng đầy, mãi đến chiều tối Liên mới quét.
Sáng thứ Hai đầu tuần, Thuận xách chổi ra quét sân. Quét sạch phần bên nhà mình, Thuận đúng lại ngắm nghĩa. Bỗng Thuận thấy bực bực vì cái sân chia hai nửa. Thuận quét luôn nửa bên kia. Cả mảnh sân sạch bong. Mệt thêm chút, nhưng Thuận thấy rất hài lòng. Sáng hôm sau, Thuận dậy sớm, lại quét luôn cả cái sân, hết sức thoải mái và thích thú.
Sáng thứ Tư, Thuận dậy sớm, hối hả xách chổi ra sân, thì lạ chưa, cả cái sân sạch bong rồi! Và Thuận nghe có tiếng hát khe khẽ của Liên bên nhà kia. Thuận trở vào nhà, dặn mẹ:
– Mẹ ơi! Sáng mai mẹ gọi con dậy thật sớm nhé! Trời chưa sáng cũng được!
Sáng thứ Năm, trời mới tờ mờ, mẹ đã gọi Thuận. Thuận bật dậy, xách chổi chạy ngay ra sân, nhưng một lần nữa, cái sân lại sạch bóng! Tối hôm đó, Thuận đi ngủ sớm và dặn mẹ gọi dậy sớm hơn nữa.
Nhưng mờ sáng thứ Sáu, trời bắt đầu mưa rả rích. Có hai bạn nhỏ nằm trên giường mà cứ hồi hộp chờ mưa tạnh. Nhưng mưa mãi không tạnh. Nằm chán, cả hai đều đứng ra cửa, nhìn ra sân. Hai bạn nhìn nhau, bất giác cười thật tươi … Từ hôm đó, họ chia phiên nhau, mỗi người quét cái sân chung một ngày. Cái sân lúc nào cũng sạch như lau như li, không một mảnh rác.
Theo HOÀNG ANH ĐƯỜNG
Trả lời câu hỏi cuối bài:
Câu 1 trang 93 SGK Tiếng Việt lớp 4 Tập 1 Cánh diều: Qua đoạn 1, em hiểu vì sao cái sân chung như được chia thành hai nửa?
Trả lời:
Qua đoạn 1, em hiểu cái sân chung như được chia thành hai nửa vì: Bên nhà Thuận đã quét sạch phần sân của mình từ sáng sớm, còn nhà Liên thì lá rụng đầy, mãi đến chiều tối Liên mới quét.
Câu 2 trang 93 SGK Tiếng Việt lớp 4 Tập 1 Cánh diều: Trong mỗi đoạn tiếp theo, Thuận và Liên đã làm điều gì đáng khen?
Trả lời:
Trong mỗi đoạn tiếp theo, Thuận và Liên đã làm điều đáng khen:
- Với Thuận, Thuận đã quét luôn cả mảnh sân của hai nhà vì không muốn cái sân bị chia làm hai nửa. Làm mảnh sân sạch bong.
- Với Liên, Liên đã quét cả mảnh sân vào những ngày sáng thứ Tư, thứ Năm còn lại.
Câu 3 trang 93 SGK Tiếng Việt lớp 4 Tập 1 Cánh diều: Câu mở đầu mỗi đoạn trong câu chuyện trên có tác dụng gì?
Trả lời:
Câu mở đầu trong mỗi đoạn trong câu chuyện có tác dụng dùng để phân biệt một ngày mới. Mỗi đoạn văn là một ngày trong tuần khác nhau.
Câu 4 trang 94 SGK Tiếng Việt lớp 4 Tập 1 Cánh diều: Ý nghĩa (chủ đề) của câu chuyện này là gì?
Trả lời:
Ý nghĩa (chủ đề) của câu chuyện này là san sẻ, cùng bù trừ công việc cho nhau để có hiệu quả cao. Không vì lợi ích riêng mà gạt đi những sự giúp đỡ, gây mất đoàn kết, mất hiệu quả công việc.
Câu 5 trang 94 SGK Tiếng Việt lớp 4 Tập 1 Cánh diều: Tưởng tượng em là Thuận hoặc Liên trong câu chuyện trên. Hãy ghi lại sự việc diễn ra vào sáng thứ Sáu bằng 4 – 5 dòng nhật kí.
Trả lời:
Sáng thứ Sáu là ngày mà tôi mong chờ nhất. Tôi tò mò kinh khủng khi thức dậy mà sân nhà mình đã được quét dọn sạch bong. Thật kì lạ! Sáng thứ Sáu tôi quyết dậy bằng được để tìm ra sự thật. Ấy vậy mà trời mưa tầm tã, mưa mãi không dứt. Hay phải chăng mọi ngày cũng vì mưa mà sân nhà tôi lại sạch đến thế? Chợt tôi nhìn thấy Liên ở nhà bên cũng đang chằm chặp nhìn tôi, ồ tôi đã hiểu rồi! Hoá ra người dậy sớm, tranh với tôi đã quét sân là Liên. Tôi và bạn ấy đã nhìn nhau cười một trận thật to.
Giaibaitap.me
1. Dựa vào vở kịch “Ở Vương quốc Tương Lai", hãy viết một đoạn văn về vương quốc đó theo tưởng tượng của em. 2. Dựa vào vở kịch “Ở Vương quốc Tương Lai", hãy viết đoạn văn về một em bé trong vở kịch đó theo tưởng tượng của em.
1. Giới thiệu một câu chuyện (hoặc bài thơ, bài văn, bài báo) đã đọc ở nhà về tình cảm họ hàng, làng xóm. 2. Trao đổi về nội dung câu chuyện (hoặc bài thơ, bài văn, bài báo) mà bạn em giới thiệu
1. Đêm đêm, anh đom đóm làm công việc gì? 2. Những chi tiết nào cho thấy anh đom đóm rất tận tuỵ với công việc? 3. Tác giả dựa vào đặc tính nào của loài đom đóm để xây dựng nên nhân vật anh đom đóm trong bài thơ?
1. Tìm tính từ trong đoạn văn sau: Đó là một buổi sáng đầu xuân. Trời đẹp. Gió nhẹ và hơi lạnh. 3. Viết đoạn văn ngắn (4 – 5 câu) về một người họ hàng của em, trong đó có sử dụng ít nhất 3 tính từ.